Ngày 20/05/2024
Đồng Nai ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2022 – 2030  -  Sắp diễn ra Giải chạy “Race for Green Life - Lối sống xanh cho một tương lai bền vững”  -  Ngành Công Thương triển khai đồng bộ giải pháp hiện thực hóa cam kết tại COP 26  -  Ba ưu tiên tài trợ chống biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á  -  Cải thiện nồi hơi giúp giảm gần 1,3 tỷ đồng chi phí nhiên liệu năm tại Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi  

Sản xuất bền vững

Chuyên gia cảnh báo cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU có thể tác động tới doanh nghiệp xuất khẩu

10:58 - 12/08/2022

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) được cảnh báo sẽ tác động nhiều tới doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU, đặc biệt trong các lĩnh vực có nguy cơ phát thải cao như: thép, nhôm, lọc dầu, xi măng, giấy, thủy tinh, phân bón, năng lượng…

EU đang tiến hành kế hoạch để đạt được mục tiêu tham vọng trở thành lục địa trung hòa khí hậu vào năm 2050. Tuy nhiên, các doanh nghiệp EU có thể chuyển những hoạt động sản xuất phát thải nhiều carbon ra nước ngoài để tranh thủ các tiêu chuẩn còn lỏng lẻo, hay còn gọi là “rò rỉ carbon”. 

Để ngăn chặn nguy cơ này, EU quyết định sẽ cân bằng giá carbon giữa sản phẩm nội địa và nhập khẩu bằng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). CBAM sẽ áp giá carbon cho hàng nhập khẩu dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính của quy trình sản xuất.

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) được cảnh báo sẽ tác động nhiều tới doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU, đặc biệt trong các lĩnh vực có nguy cơ phát thải cao như: thép, nhôm, lọc dầu, xi măng, giấy, thủy tinh, phân bón, năng lượng…

Theo đề xuất được Ủy ban châu Âu thông qua, các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu của họ mà không phải trả một khoản điều chỉnh phí nào trong giai đoạn chuyển tiếp từ năm 2023 đến hết năm 2024. Điều này sẽ tạo điều kiện và thời gian cho hệ thống cuối cùng được áp dụng vào năm 2025.

Bước đầu, đối tượng áp dụng là hàng hóa của các ngành: điện, sắt thép, phân bón, nhôm và xi măng. Đây là những ngành, lĩnh vực có nguy cơ rò rỉ và có lượng khí thải carbon cao, chiếm 94% lượng khí thải công nghiệp của EU. 

Vào cuối giai đoạn chuyển đổi của Cơ chế, tức năm 2025, Ủy ban châu Âu sẽ đánh giá CBAM đang hoạt động như thế nào, và có thể mở rộng phạm vi sang nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn, bao gồm cả chuỗi giá trị và có thể bao gồm “phát thải gián tiếp”, ví dụ như khí thải carbon từ việc sử dụng điện để sản xuất hàng hóa.

Các quốc gia ngoài EU có chính sách định giá carbon rõ ràng, ví dụ, thuế carbon hoặc thị trường carbon ETS, có thể được miễn trừ CBAM cho một số hàng nhập khẩu cụ thể. Cơ quan quản lý CBAM cấp EU duy nhất là Ủy ban Môi trường, Sức khỏe cộng đồng và An toàn thực phẩm (ENVI) của Nghị viện Châu. 

Theo chuyên gia của Trung tâm WTO cảnh báo, những nước chịu ảnh hưởng đầu tiên từ cơ chế này là 5 đối tác thương mại hàng đầu tại châu Á của EU gồm: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.

Việt Nam là đối tác đứng thứ 11 về hàng hóa nhập khẩu vào EU. Dù hiện tại, phần lớn hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam không thuộc các nhóm này nhưng phạm vi có thể sẽ mở rộng và bao gồm nhiều sản phẩm hơn trong tương lai.

Về cơ chế cụ thể, đơn vị nhập khẩu hàng vào EU theo CBAM đăng ký với cơ quan quản lý trong nước và mua chứng chỉ CBAM. Giá của chứng chỉ dựa vào giá tín chỉ phát thải hàng tuần của ETS. Đơn vị nhập khẩu trong EU kê khai hàm lượng phát thải trong hàng nhập khẩu và giao nộp số lượng tín chỉ tương ứng của mỗi năm. Nếu đơn vị nhập khẩu chứng minh được giá carbon đã được thanh toán khi sản xuất hàng nhập khẩu, lượng phát thải tương ứng có thể được khấu trừ. 

Các chuyên gia khuyến nghị, để ứng phó với quy định này của EU, các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất trong các ngành có nguy cơ cao như thép, nhôm, lọc dầu, xi măng, giấy, thủy tinh, phân bón, năng lượng… xuất khẩu sang thị trường EU nên có phương án giảm thiểu lượng carbon trong quá trình sản xuất để không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn của EU.

Thanh Thanh