Ngày 19/03/2024
Đồng Nai ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2022 – 2030  -  Sắp diễn ra Giải chạy “Race for Green Life - Lối sống xanh cho một tương lai bền vững”  -  Ngành Công Thương triển khai đồng bộ giải pháp hiện thực hóa cam kết tại COP 26  -  Ba ưu tiên tài trợ chống biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á  -  Cải thiện nồi hơi giúp giảm gần 1,3 tỷ đồng chi phí nhiên liệu năm tại Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi  

Hỏi đáp

Một trong những vấn đề môi trường cơ bản của ngành sản xuất xi măng là phát thải bụi và khí thải. Liệu sản xuất sạch hơn (SXSH) có giúp doanh nghiệp xi măng xử lý triệt để những vấn đề này?

Xử lý bụi cần dựa trên phân tích hiệu quả về kinh tế và môi trường

Các phương pháp xử lý bụi thường được áp dụng trong các nhà máy xi măng là: phương pháp ướt (phun nước) và phương pháp khô (lọc bụi tay áo, lọc bụi tĩnh điện – electrostatic precipitator EP).

Tuy nhiên, xử lý bằng phương pháp ướt tạo ra một lượng bùn thải, trong khi xử lý bằng phương pháp khô thì có thể tận thu lượng bụi thu được, đặc biệt là bụi ở công đoạn nghiền xi măng chính là sản phẩm cuối cùng. Do vậy, với tiếp cận SXSH, phương pháp xử lý bụi được áp dụng là phương pháp khô: lọc bụi tay áo, lọc bụi tĩnh điện. Song, việc lựa chọn công nghệ sẽ dựa trên phân tích hiệu quả kinh tế và môi trường của từng công nghệ.

Thực tế cho thấy, cả hai phương pháp lọc bụi túi và lọc bụi tĩnh điện EP đều có những ưu nhược điểm riêng của chúng. Hai phương pháp này đều tách bụi cực kỳ hiệu quả (99,99%) trong trường hợp lắp đặt và vận hành chuẩn. Một số hệ thống được thiết kế, lắp đặt và vận hành chuẩn có thể đạt được nồng độ bụi sau xử lý chỉ có 5 – 20mgNm3. Tuy nhiên, có một số yếu tố như nồng độ CO cao, chế độ đốt lò, khởi động và ngừng thiết bị trộn dễ dẫn đến giảm hiệu suất của EP trong khi phương pháp lọc bụi túi sẽ không bị ảnh hưởng.

Các phương pháp xử lý bụi thường được áp dụng trong các nhà máy xi măng là: phương pháp ướt (phun nước) và phương pháp khô (lọc bụi tay áo, lọc bụi tĩnh điện – electrostatic precipitator EP).

Lọc túi: nguyên tắc là sử dụng vải làm vật liệu lọc, khí có thể đi qua và bụi sẽ được giữ lại. Thiết kế hệ thống lọc bụi túi phụ thuộc vào phương pháp rũ bụi: phương pháp phổ thông nhất là dùng dòng khí ngược, rung cơ học hoặc tạo xung động bằng khí nén. Tùy thuộc vào phương pháp rũ bụi liên tục hay gián đoạn theo mẻ mà có hai loại thiết bị lọc: dùng dòng khí ngược (đối với quá trình liên tục) và rung cơ học (đối với quá trình gián đoạn).

Lọc bụi tĩnh điện EP: nguyên tắc là thiết bị tạo ra điện từ trường trong dòng khí chứa bụi, các hạt bụi tích điện âm và chuyển động về cực dương của đĩa thu bụi, các đĩa này theo định kỳ được cào hoặc rung để lấy bụi, bụi rơi xuống phễu hứng phía dưới. Việc xác định được chu kỳ làm rũ bụi tối ưu là rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu suất tách bụi của thiết bị. Một đặc điểm là EP có thể làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao tới khoảng 400°C, độ ẩm cao và ưu thế là có thể xử lý dòng khí có lưu lượng lớn.

Xử lý SO2

Trong quá trình sản xuất xi măng, xử lý khí SO2 trong khí thải lò nung trước khi thải vào môi trường là cần thiết và bắt buộc. Người ta có thể xử lý SO2 bằng một số phương pháp sau:

– Phun dung dịch hấp thụ vào khói thải: Dung dịch sữa vôi CaO hoặc Ca(OH)2 được phun vào khói thải sẽ làm giảm sự tạo thành SO2 một cách đáng kể. Nếu những chất này được đưa vào lò chúng sẽ phản ứng tạo thành thạch cao sau đó kết hợp với clinker tạo thành xi măng.

– Rửa khí khô cơ chế tầng sôi với vôi làm chất hấp phụ: Quá trình này diễn ra hiệu quả nhất ở nhiệt độ trên 600o C với hệ thống tầng sôi do đó cần được thực hiện ngay sau lò nung.

– Rửa ướt dùng bùn vôi làm chất hấp thụ tạo thành CaSO4*2H2O (gypsum thạch cao) và có thể dung làm nguyên liệu trong sản xuất xi măng.

– Sử dụng cácbon hoạt tính để tách một SO2 và một số khí khác.

Xử lý khí NOx

Phát thải NOx có thể giảm nếu kiểm soát tốt nhiệt độ và hàm lượng O2 trong quá trình đốt. Một số cách để thực hiện bao gồm:

– Thiết bị đốt NOx thấp, đốt theo giai đoạn ở các nhiệt độ khác nhau và trong môi trường khử. Trường hợp này có thể làm tăng lượng CO nếu không được kiểm soát tốt. Phương pháp này chỉ thực hiện trong các hệ thống có tháp can xi hóa sơ bộ (precalciner).

– Sử dùng kỹ thuật “Khử không xúc tác chọn lọc – Selective Non – Catalytic Reduction SNCR” bằng cách phun hợp chất NH2 – X ở nhiệt độ 800 – 1000 oC với thời gian lưu đủ để khử NOx về N2.

– Kỹ thuật “Khử xúc tác chọn lọc: Selective Catalytic Reduction SCR”, dùng NH3 ở 300 – 400o C và một chất xúc tác. Kỹ thuật có hiệu quả cao với hệ thống có hàm lượng bụi cao.

Như vậy, SXSH có thể hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện hiện trạng môi trường thông qua giảm tải lượng phát thải ra môi trường, nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên nhiên liệu.

Tuy nhiên, để có thể đáp ứng được tiêu chuẩn thải, trong nhiều trường hợp vẫn cần có thêm các giải pháp xử lý cuối đường ống.
Quả thật, không thể phủ nhận những hiệu quả mà chương trình sản xuất sạch hơn (SXSH) mang lại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, làm sao để duy trì hiệu quả chương trình một cách bền vững vẫn không phải là việc dễ dàng.

Mặc dù hầu hết các đánh giá SXSH đều dẫn đến doanh thu tăng, giảm tác động xấu tới môi trường và cho ra đời những sản phẩm tốt hơn, song những nỗ lực để triển khai SXSH có thể bị giảm dần hoặc biến mất sau giai đoạn hứng khởi ban đầu.

Những nguyên nhân khiến chương trình SXSH “chết yểu”

Những yếu tố khiến chương trình SXSH khó được duy trì, bao gồm:

– Các trở ngại về tài chính trong việc thực hiện một số các phương án mong muốn, điều này đã dẫn tới lo ngại là không nên làm các đánh giá SXSH nếu như không có vốn để thực hiện các phương án.

– Trong quá trình thực hiện đánh giá SXSH, có những thay đổi về tổ chức, thay đổi trách nhiệm của các thành viên của nhóm dẫn tới sự gián đoạn và mai một kiến thức của nhóm SXSH.

– Các thành viên của nhóm chương trình SXSH đi lạc đề sang các nhiệm vụ khác mà họ cho là khẩn cấp hơn.

– Tham vọng quá nhiều dẫn tới việc rất nhiều phương án cùng được thực hiện một lúc, làm nhóm công tác cảm thấy mệt mỏi.

– Khó khăn trong việc làm cân bằng các hệ số về kinh tế của các phương án SXSH.

– Thiếu chuyên nghiệp và kinh nghiệm.

Các yếu tố đóng góp cho sự thành công của chương trình SXSH

– Sự hiểu biết đầy đủ và cam kết của các lãnh đạo nhà máy trong việc thực hiện SXSH

– Có sự trao đổi giữa tất cả các cấp của công ty về những mục tiêu và lợi ích của SXSH

– Doanh nghiệp cần có chính sách rõ ràng và những ưu tiên về đầu tư cho SXSH và kiểm soát môi trường

– Cần nâng cao trách nhiệm thực hiện SXSH, với các mục tiêu không thay đổi, luôn xem xét lại quá trình tiến hành và phương thức thực hiện, trên cơ sở thực hiện chiến lược phát triển công ty

– Triết lý SXSH phải được đề cao trong nội bộ công ty là sự hợp nhất trong các hoạt động

Cho tới nay tất cả các chương trình SXSH thành công đều thực hiện theo nguyên tắc này.
Theo Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), SXSH  được định nghĩa là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.

- Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại; giảm về lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải;

- Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ;

- Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển dịch vụ.

Ở đây, SXSH được hiểu là việc áp dụng liên tục các biện pháp quản lý sản xuất, giải pháp kỹ thuật, công nghệ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải, tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất công nghiệp.


Các tổ chức quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển SXSH là:

- Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO);
- Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã phối hợp xây dựng các Trung tâm SXSH ở 26 quốc gia trên thế giới. Các trung tâm được thành lập với mục đích thúc đẩy SXSH thông qua việc đào tạo SXSH, cung cấp các thông tin và tư vấn kỹ thuật, thiết lập các trình diễn kỹ thuật tại các doanh nghiệp được lựa chọn;
- Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế (OECD);
- Uỷ ban kinh tế liên hợp quốc về Châu Âu (UNECE) và một số tổ chức quốc tế khác.

Với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và chính quyền nước sở tại, hầu hết các nước trên thế giới đều có chương trình SXSH. Ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Canada, Hà lan, Thuỵ điển, Đan Mạch từ những năm 1985-1990 đã áp dụng SXSH, các nước ở Châu á và Đông Âu như ấn độ, Singapore, Thái lan, Ba lan, Tiệp, Hungari… từ 1993 trở lại đây. Việt Nam bắt đầu đưa khái niệm SXSH vào từ những năm 1996 và tới 1998 có dự án Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam đặt tại Viện Khoa học Công nghệ & Môi trường trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

 SXSH tại Thái LanSXSH tại Australia
Tại Thái Lan, kế hoạch tổng thể quốc gia được xây dựng và thông qua năm 2000, với mục tiêu chung là đưa SXSH vào thực tiễn và áp dụng hiệu quả tại tất cả các ngành nhằm ngăn ngừa, giảm và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, tăng cường bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường song song với phát triển kinh tế.
Kế hoạch này có 3 mục tiêu cụ thể:
- Giới thiệu các nguyên tắc của SXSH  có thể áp dụng và thực hiện tại tất cả các ngành (Công nghiệp, Nông nghiệp, Du lịch và Dịch vụ, Tài chính và Ngân hàng, Giáo dục, nghiên cứu và phát triển);
- Xác định các giải pháp và công cụ để hỗ trợ  thực hiện SXSH; và
- Tạo cơ cấu tổ chức thực hiện để các hoạt động của các cơ quan khác nhau được đồng bộ và tổng thể.
Hội đồng bảo tồn và môi trường Australia và NewZealand (ANZECC) đã  xây dựng một chiến lược để thúc đẩy SXSH.
Họ đã tổ chức các cuộc thảo luận giữa các bên liên quan chính như chính phủ, doanh nghiệp công nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các bên quan tâm khác và áp dụng SXSH.
Chính phủ Liên bang đang cho triển khai chương trình SXSH trong toàn nước Australia. Hầu hết các Bang đều có chương trình SXSH, các nhóm/đội SXSH đã tiến hành các chương trình trình diễn bao gồm 10 công ty trên khắp đất nước, với sự hỗ trợ của chính quyền, các hoạt động này khá thành công.
Ngoài ra họ rất tích cực trong việc tổ chức hội thảo, xuất bản tạp chí và nâng cao nhận thức cộng đồng, làm việc với các ngành công nghiệp để thúc đẩy SXSH.
 SXSH tại Trung Quốc SXSH tại Nhật Bản
Tại Trung Quốc, xúc tiến SXSH đã được đưa thành Luật vào tháng 6 năm 2002.
Luật Thúc đẩy SXSH của Trung Quốc bao gồm 6 chương, 42 điều với nội dung khuyến khích thúc đẩy sản xuất sach hơn, tăng cường hiệu quả sử dụng các tài nguyên quý hiếm, giảm và tránh thải các chất ô nhiễm nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sức khoẻ con người và thúc đẩy phát triển bền vững.
Luật Thúc đẩy SXSH  của Trung Quốc quy định Uỷ Ban nhà nước và các chính quyền nhân dân địa phương cấp huyện trở lên phải đưa SXSH  vào các  chương trình phát triển kính tế và xã hội quốc gia, các kế hoạch và chương trình bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên, phát triển công nghiệp và phát triển vùng.
Luật này cũng quy định các chính sách ưu đãi về thuế, ưu đãi và cho vay vốn tại các cấp đối với doanh nghiệp thực hiện SXSH. Trong Luật  cũng quy định cụ thể các doanh nghiệp phải làm gì khi xây mới, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp công nghệ. Các nội dung khác bao gồm quy định về sản phẩm, đóng gói sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, sử dụng hoá chất, thăm dò khai thác khoáng sản, việc loại bỏ theo hạn định các công nghệ, sản phẩm lạc hậu, các biện pháp tổ chức thực hiện cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan; quy định việc xử phạt, mức phạt v.v… cũng được quy định chặt chẽ  trong luật.
Tại Nhật Bản, Công nghệ SXSH được chia thành làm hai loại hình chính, loại hình công nghệ thông thường cho mỗi biện pháp hay còn gọi là “công nghệ cứng” và công nghệ quản lý “công nghệ mềm”, dựa trên các ý tưởng về giảm tác động môi trường của tất cả các công đoạn từ khai thác nguyên liệu đầu vào đến thải bỏ hoặc tái chế các sản phẩm sau khi  dụng SXSH. Hình thức SXSH  phổ biến nhất được thể hiện thông qua các chính sách về tiết kiệm năng  lượng, với mục tiêu làm giảm phát thải khí nhà kính.
Hiện nay đã có 190 công nghệ SXSH  của Nhật Bản được Trung tâm công nghệ môi trường Liên hợp quốc xây dựng thành một cơ sở dữ liệu mà có thể chuyển giao vào các nước đang phát triển (được đánh giá và tổng hợp bởi “Uỷ ban xúc tiến Công nghệ SXSH ” của Trung tâm Môi trường toàn cầu)
Công nghệ SXSH được chia theo loại hình công nghệ (các loại hình công nghệ khác nhau như thay đổi nguyên liệu đầu vào, đơn giản hoá quy trình, cải tiến kiểm soát quá trình, thay đổi công nghệ v.v.) cho các loại hình công nghiệp khác nhau như ngành công nghiệp dệt, ngành công nghiệp hoá chất, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm…

Các giải pháp SXSH có thể phân ra thành 8 nhóm giải pháp chính:

1. Quản lý nội vi: Áp dụng các biện pháp quản lý thích hợp nhằm ngăn ngừa thất thoát nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng. Ví dụ: khoá chặt các van và kiểm tra các đường ống nhằm tránh rò rỉ, tránh các sự cố do rò rỉ, rơi vãi do vận chuyển, bảo ôn đường ống và thiết kế các hệ thống phân phối hơi nước, điện hợp lý...

2. Kiểm soát quá trình tốt hơn: Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình vận hành, hướng dẫn sử dụng thiết bị; duy trì chế độ công nghệ sản xuất, bảo trì, bảo dưỡng, ghi chép nhật ký sản xuất. Tổ chức rà soát, xây dựng, áp dụng và quản lý định mức sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu và năng lượng. Ví dụ: Tối ưu hoá và kiểm soát các thông số vận hành (như pH, nhiệt độ, thời gian, nồng độ …), tối ưu  hoá quá trình cháy trong lò hơi ...

3. Thay đổi nguyên liệu đầu vào: Thay thế nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu, năng lượng đầu vào đang sử dụng bằng các nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu, mang lại hiệu quả sản xuất tốt hơn, thân thiện hơn với môi trường. Ví dụ: thay thế dung môi hữu cơ bằng nước, thay thế axit trong tẩy rửa bằng peroxit, thay thế DBSA trong các chất tẩy giặt bằng LAS nhanh phân huỷ.

4. Thay đổi công nghệ: Thay đổi công nghệ  hiện có để giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu và năng lượng hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm Ví dụ: Thay thế quá trình làm sạch cơ học bằng dung môi, rửa ngược chiều nhiều bậc...

5. Thay thế thiết bị: Thay thế thiết bị mới tiên tiến nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu và năng lượng hay bổ sung các thiết bị đo để quản lý quá trình tốt hơn.

6. Tái sử dụng hoặc tái chế tại chỗ: Sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu, năng lượng bị thải loại trong quá trình sản xuất để sử dụng cho mục đích có ích ngay tại cơ sở sản xuất. Ví dụ: tái sử dụng nước làm mát, tuần hoàn dung dịch nhuộm, thu hồi nước ngưng và dùng lại cho nồi hơi, sử dụng rỉ đường để lên men cồn, sử dụng các mảnh vải vụn trong sản xuất thảm đệm, sử dụng FeCl3 từ tẩy rửa bằng axit như một chất tạo kết tủa trong xử lý nước thải chứa photphat.

7. Sử dụng có hiệu quả năng lượng: năng lượng là ngồn khởi phát các tác động môi trường rất quan trọng. Khai thác các nguồn năng lượng có thể gây các ảnh hưởng đối với đất, nước, khí và đa dạng sinh học, cũng như trong việc phát sinh một lượng lớn chất thải rắn. Các tác động lên môi trường gây bởi việc khai thác và sử dụng năng lượng có thể được làm giảm nhẹ bằng cách sử dụng hiệu qủa năng lượng cũng như qua việc sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo được như năng lượng mặt trời và gió.

8. Thay đổi sản phẩm: hoặc cải tiến thiết kế sản phẩm, bao bì và đóng gói sản phẩm nhằm giảm tác động xấu đến môi trường của quá trình sản xuất sản phẩm hoặc của bản thân sản phẩm. Ví dụ: dùng giấy xám (không tẩy) thay thế cho giấy trắng ở những nơi cho phép, sản phẩm pin theo công nghệ giấy tẩm hồ để thay thế các dung môi độc trong sản xuất thuốc bảo vệ thực vât bằng dung môi ít độc hoặc dung môi là nước.
Các bước thực hiện: 

1/ Thu thập các thông tin và dữ liệu cần thiết:

- Số liệu tiêu thụ năng lượng theo dạng, theo các bộ phân, các thiết bị chính trong dây chuyền, theo mục đích sử dụng…
- Dữ liệu cần thiết để cân bằng chất (nguyên liệu thô, sản phẩm trung gian và thành phẩm, nguyên liệu tái sử dụng, phế phẩm…)
- Các nguồn cung cấp năng lượng (điện lưới hay máy phát…)
- Dữ liệu về giá và chi phí năng lượng
- Quy trình sản xuất và dòng nguyên liệu
- Tạo và phân phối các chất chuyển tải năng lượng (hơi nước, khí nén, nước lạnh…)
- Tiềm năng chuyển đổi năng lượng, hiệu chỉnh quy trình và ứng dụng đồng phát
- Hệ thống quản lý năng lượng và các chương trình nâng cao nhận thức trong nội bộ

2/ Thu thập dữ liệu nền:

- Công nghệ, quy trình sử dụng và chi tiết về các thiết bị
- Công suất hoạt động
- Số lượng và loại nguyên liệu sử dụng
- Tiêu thụ năng lượng (điện, dầu, than…)
- Nhu cầu có các chất tải năng lượng (hơi nước, khí nén, nước làm lành, nước giải nhiệt…)
- Số lượng, loại phế phẩm, chất thải, % loại bỏ/tái xử lý
- Hiệu suất và sản lượng

3/ Phân tích tính khả thi:

- Khả thi về kỹ thuật:
    • Kỹ thuật, năng lực được đào tạo, độ tin cậy, dịch vụ kèm theo…
    • Ảnh hưởng khi thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng đối với an toàn và chất lượng sản phẩm
    • Yêu cầu bảo trì và không gian sẵn có
- Khả thi về kinh tế:
    • Đầu tư: thiết bị, công cụ, dụng cụ đo, phụ trợ…
    • Chi phí vận hành hằng năm: chi phí bảo trì, nhân lực, năng lượng, sụt giá…
    • Khoản tiết kiệm hằng năm: nhiệt năng, điện năng, nguyên liệu thô và phế phẩm cần xử lý…

4/ Phân loại các cơ hội tiết kiệm năng lượng:

- Cơ hội yêu cầu chi phí thấp – lợi ích cao: nên được ưu tiên
- Cơ hội yêu cầu chi phí trung bình - lợi ích tương đối: cần được phân tích, tính toán và thực hiện theo từng giai đoạn
- Cơ hội yêu cầu chi phí cao – lợi ích cao:
    • Thường phức tạp và đòi hỏi thời gian thuyết phục trước khi đi đến thực hiện
    • Yêu cầu xem xét cẩn thận trước khi cam kết tài chính: 
       + Báo cáo kiểm toán năng lượng chi tiết:
       + Giới thiệu tóm tắt Doanh nghiệp
       + Trình bày báo cáo kỹ thuật chi tiết
       + Tổng quan nhà máy
       + Mô tả quy trình sản xuất
       + Mô tả hệ thống thiết bị và năng lượng
       + Sơ đồ quy trình, cân bằng chất và năng lượng
       + Các phương án kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả năng lượng
       + Phân tích tài chính các giải pháp TKNL
       + Kiến nghị và kế hoạch theo dõi, hỗ trợ

1⁄ Lên danh sách các dữ liệu cần thu thập

- Chuẩn bị các biểu mẫu thu thập dữ liệu có liên quan

2⁄ Thu thập dữ liệu:

- Nghiên cứu các số liệu sản xuất, hóa đơn năng lượng…
- Vẽ sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị, quy trình công nghệ
- Lập danh sách các hột tiêu thụ năng lượng trọng điểm
- Phỏng vấn trực tiếp quản lý cấp cao, cán bộ nhân viên từ các phòng ban khác nhau (sản xuất, phụ trợ, vận hành và bảo trì, tài chính…)
- Đi lướt qua nhà máy (khu vực sản xuất, các khu vực phụ trợ)
- Đo đạc các thông số liên quan nếu cần 

3⁄ Xác định sơ đồ mặt bằng và quy trình công nghệ:

- Tổng quan hoạt động của từng đơn vị trong nhà máy
- Các công đoạn quan trọng trong quy trình
- Các dạng nguyên liệu và năng lượng được sử dụng
- Các nguồn phát sinh chất thải 

4⁄ Phân tích và đánh giá dữ liệu:

- Xây dựng xu hướng, xem xét lại các dữ liệu trong quá khứ
- Phát triển các chỉ số tiêu thụ năng lượng và mức độ quan trọng giữa các dạng năng lượng
- Mô tả được hiện trạng vận hành và cơ hội sẽ cải tiến
- Xác định các dữ liệu và các thiết bị đo đếm tại chỗ còn thiếu
- Tiềm năng tiết kiệm năng lượng (dự toán sơ bộ) 

5⁄ Lên kế hoạch thực hiện:

- Lập danh sách các giải pháp có thể thực hiện ngay
- Đề xuất các giải pháp cần được nghiên cứu chi tiết hơn
- Xác định phạm vi các nguồn lực để thực hiện kiểm toán chi tiết (nhân lực, tài chính, thiết bị…)
- Tổ chức họp nội bộ nhà máy và đánh động nhận thức 
Một số ví dụ về các giải pháp đơn giản có thể thực hiện ngay:

    • Rò rỉ nhiên liệu hoặc các chất lưu tải năng lượng (hơi nước, nước lạnh, khí nén…)
    • Thất thoát nhiệt do các bề mặt cách nhiệt kém
    • Máy chạy non tải hoặc không tải
    • Mức độ chiếu sáng, gia nhiệt hoặc làm lạnh vượt quá yêu cầu
    • Lắp đặt các thiết bị sai quy cách
    • Các đầu đốt được điều chỉnh chưa hợp lý
a) Tính khả thi về mặt kỹ thuật: 

Các yếu tố cần xem xét khi phân tích đánh giá:
- Mức (suất) tiêu thụ nguyên vật liệu và năng lượng
- Năng suất
- Tính sẵn có và tin cậy của thiết bị và công nghệ
- Tính tương thích với hệ thống và điều kiện địa phương
- Tính linh hoạt
- Yêu cầu tau nghề⁄đào tạo vận hành
- Yêu cầu bảo trì⁄bảo dưỡng
- Các yêu cầu đặc biệt (an toàn, sức khỏe nghề nghiệp…)

b)  Tính khả thi về tài chính:

- Xác định và đánh giá chi phí, lợi ích của giải pháp:
- Chi phí đầu tư ban đầu: ví dụ: thiết bị, lắp đặt, đào tạo
- Chi phí vận hành
- Lợi ích do tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập hàng năm
    • Tiết kiệm nguyên⁄nhiên liệu, năng lượng
    • Tiết kiệm do giảm phế phẩm
    • Tiết kiệm chi phí nhân công
    • Tiết kiệm chi phí xử lý
    • Các tiết kiệm khác

c) Tính khả thi về môi trường: 

Các yếu tố cần xem xét:
- Ảnh hưởng môi trường trong toàn bộ vòng đời
- Cải thiện môi trường tại chỗ hoặc các khu vực lân cận
- Giảm lượng chất thải⁄phát thải
- Giảm độ độc của dòng thải
- Giảm tiêu thụ tài nguyên
- Giảm rủi ro về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
Các công cụ cần chuẩn bị để tiến hành đánh giá sản xuất sạch hơn:

- Sơ đồ quy trình công nghệ với các dòng vào – ra cơ bản đã được xác định sơ bộ (kết quả của bước 1)
- Các bảng danh mục cá công việc cần làm trong quá trình đánh giá tại mỗi bộ phận/công đoạn/thiết bị
- Các biểu mẫu:  dùng để ghi chếp dữ liệu chi tiết về các dòng vào – dòng ra
- Các tài liệu liên quan: đơn công nghệ phối trộn nguyên liệu, hồ sơ/tài liệu kỹ thuật của thiết bị (nếu có)…
- Các dụng cụ/thiết bị đo: nhiệt độ, thể tích, thời gian…
- Máy ảnh KTS
Tiếp cận có hệ thống là phân tích các công đoạn sản xuất để trả lời các câu hỏi sau:

- Chất thải sinh ra ở đâu?
- Lượng chất thải là bao nhiêu?
- Tại sao lại sinh ra chất thải?

Sau khi đã trả lời được các câu hỏi trên, tiếp tục thực hiện các hoạt động sau:

- Xác định và thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn phù hợp (có đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết các giải pháp)
- Đo lường và đánh giá kết quả
- Duy trì và cải tiến hoạt động sản xuất sạch hơn trong nhà máy

Theo Thông tư liên tịch số 221⁄2012⁄TTLT-BTC-BCT về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 ban hành ngày 24 tháng 12 năm 2012 thì mức chi hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp tối đa không quá 50% chi phí tư vấn nhưng không quá 50 triệu đồng⁄1 cơ sở. Mức chi thực hiện các đề án của Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp phải thực hiện theo đúng định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. 
Số liệu nền thể hiện mức tiêu hao nguyên vât liệu năng lượng thực tế trên 1 đơn vị sản phẩm (m3 nước/tấn sản phẩm, tấn than/tấn sản phẩm, kWh điện/tấn sản phẩm...). 

Số liệu nền là dữ liệu hiện trạng ban đầu (nền) trước khi làm SXSH . Nó là cơ sở để xác định sơ bộ tiềm năng cải tiến, tiết kiệm).

Cơ chế phát triển sạch (CDM -Clean Development Mechanism) là cơ chế hợp tác được thiết lập trong khuôn khổ nghị định thư Kyoto (Nhật Bản) tháng 12 năm 1997. Nghị định thư  này đã gây dựng một khuôn khổ pháp lý mang tính toàn cầu cho các bước khởi đầu nhằm kiềm chế và kiểm soát xu hướng gia tăng phát thải khí nhà kính; trong đó đưa ra các mục tiêu giảm phát thải chính và thời gian thực hiện cho các nước phát triển. Theo đó, các nước phát triển (các nước công nghiệp) hỗ trợ, khuyến khích các nước đang phát triển thực hiện các dự án thân thiện với môi trường, nhằm phát triển bền vững.

 
Mối quan hệ giữa SXSH và cơ chế phát triển sạch (CDM):

- Về bản chất đây là hai hoạt động độc lập:
    • SXSH thực hiện theo 6 bước, 18 nhiệm vụ của UNEP
    • CDM thực hiện theo khuôn khổ nghị định thư Kyoto

- Về mục đích:
    • SXSH nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất
    • CDM nhằm kiềm chế và kiểm soát xu hướng gia tăng phát thải khí nhà kính

- CDM có đa dạng đối tượng áp dụng hơn với bất cứ hoạt động nào chính đáng mà giúp giảm phát thải khí nhà kính một cách trực tiếp hay gián tiếp. Như vậy, hoạt động áp dụng SXSH cho doanh nghiệp nếu như giúp làm giảm phát thải khí nhà kính thì cũng coi là CDM. Và khi đó, tổ chức đánh giá sẽ chúng nhận lượng khí nhà kính cắt giảm được và doanh nghiệp sẽ được kinh doanh chứng chỉ giảm phát thải đó trên thị trường CDM.

Đây là hai khái niệm khác nhau:

Kiểm toán môi trường là một quá trình đánh giá có tính định kỳ và khách quan được văn bản hoá về việc làm thế nào để thực hiện tổ chức môi trường, quản lý môi trường và trang thiết bị môi trường hoạt động tốt.

Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường…

Kiểm toán môi trường và SXSH có mục đích áp dụng, phạm vi thực hiện, cách thức thực hiện và việc sử dụng kết quả sau kiểm toán hoàn toàn khác nhau. Ví dụ: Báo cáo kiểm toán môi trường đánh giá mức độ tuân thủ về môi trường của đối tượng được kiểm toán; Báo cáo SXSH đánh giá hiện trạng các tổn thất trong dòng thải và đưa ra các giải pháp cải tiến nhằm giảm tiêu thụ nguyên liệu, nhiên liệu, nước qua đó giảm tổn thất trong dòng thải.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, kết quả của kiểm toán môi trường có thể tạo ra động lực để thực hiện SXSH tại doanh nghiệp, do hai khái niệm có một vài điểm tương đồng như mục tiêu cắt giảm chi phí về rác thải; mục tiêu giảm chi phí về nhiên liệu và vật liệu; Phạm vi đánh giá đều có quan tâm đến tính hiệu quả trong sử dụng thiết bị, quản lý chất thải.


Trước hết, “SXSH” không phải là một phương pháp sản xuất khác.

Theo UNEP, “SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường”.

 
Đây là một hoạt động mang tính “hỗ trợ” hoạt động sản xuất bình thường (sản xuất trực tiếp) của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường, giúp doanh nghiệp kiểm soát, sử dụng nguyên liệu, năng lượng, nhân công… một cách có hiệu quả thông qua đó giúp hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường.
Mọi doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đều được khuyến khích áp dụng SXSH. Để hỗ trợ việc thực hiện SXSH tại doanh nghiệp, nhà nước có một số chính sách công cụ nhằm khuyến khích như:

- Xây dựng các quy định mang tính pháp lý: Luật, chỉ thị, quy định, tiêu chuẩn môi trường ...
- Các công cụ kinh tế như : phí xả thải, quy chế thưởng, phạt, bồi thường...
- Các biện pháp hỗ trợ: thông tin, đào tạo, tư vấn kỹ thuật...
- Thu hút sự giúp đỡ từ bên ngoài thông qua các dự  án, vốn vay...
-  Hỗ trợ vốn...
-  Hướng dẫn xây dựng dự án SXSH.

Chi tiết cụ thể về các chính sách này có thể tham khảo thêm tại Văn phòng Môi trường Công nghiệp - Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Công nghiệp tại địa chỉ 54 Hai Bà Trưng Hoàn Kiếm Hà Nội hoặc tham khảo thông tin tại địa chỉ http://www.mtcn.moi.gov.vn. 

Báo cáo SXSH mô tả kết quả đạt được trên cơ sở mục tiêu hoạt động áp dụng SXSH ở doanh nghiệp.

Yêu cầu đối với báo cáo SXSH là các thông tin phải rõ ràng, đúng đắn. Báo cáo cần phải liên kết các sự kiện, phản ánh đúng bản chất của vấn đề một cách rõ ràng và thông báo các kết quả thu được một cách chính xác. Báo cáo cần được viết với ngôn ngữ phổ thông và cần trích dẫn ở phần tham khảo các qui định, tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

Báo cáo SXSH nên là một báo cáo độc lập và được chuyển đến Lãnh đạo doanh nghiệp và các cơ quan liên quan. Báo cáo SXSH được lập với các nội dung như sau:

1. Giới thiệu:

Ở phần này bạn cần thể hiện các nội dung chính sau:

- Mô tả doanh nghiệp: Giới thiệu chung về doanh nghiệp và cung cấp các thông tin thực tế như tên, địa chỉ, quá trình phát triển doanh nghiệp; mô tả tóm tắt về sản phẩm, công suất thiết kế, số lao động, kế hoạch mở rộng, thay đổi, phát triển nếu có; hiện trang môi trường của doanh nghiệp, chính sách môi trường của doanh nghiệp
- Giới thiệu về Đội (nhóm) SXSH;
- Mô tả các công đoạn sản xuất;
- Tình hình sản xuất thực tế;
- Các nguyên liệu đầu vào chủ yếu; và
- Định mức.

2. Đánh giá:

Trong phần này trình bày trọng tâm đánh giá SXSH đã lựa chọn là một bộ phận của quy trình sản xuất hoặc một loại nguyên liệu nào đó. Phần còn lại của báo cáo sẽ chỉ tập trung vào trọng tâm đã lựa chọn này. Các nội dung chủ yếu:

- Sơ đồ dòng chi tiết;
- Cân bằng vật liệu; và
- Cân bằng năng lượng.

3. Phân tích nguyên nhân và các giải pháp SXSH:

- Xác định dòng thải và nguyên nhân
- Giải pháp giảm thiểu chất thải.

4. Các kết quả trực tiếp và gián tiếp, kết quả có thể thể hiện bằng tiền, tải lượng chất thải giảm được, hoặc giảm độc tính của chất thải.

Ở phần kế hoạch hành động cần mô tả kế hoạch hoạt động, kế hoạch giám sát liên tục cũng như liệt kê danh sách các giải pháp đã thực hiện.


5. Phần phụ lục:

Có thể đưa các nội dung sau vào phần phụ lục:

- Sơ đồ phân bố của doanh nghiệp
- Sơ đồ dòng chi tiết của quá trình sản xuất
- Số liệu đo đạc cho cân bằng vật liệu
- Hồ sơ tiêu thụ nước, năng lượng
- Kết quả giám sát dòng thải
- Bảng cho điểm tính khả thi
- Bảng đánh giá các giải pháp SXSH.

Có nhiều nguồn vốn có thể tiếp cận ngoài nguồn vốn tự có của doanh nghiệp:

​- Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
- Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ;
- Các ngân hàng Thương mại, ngân hàng Đầu tư phát triển;
- Phát hành cổ phiếu trong công chúng;
- Quỹ xoay vòng vốn của chương trình SXSH - TP Hồ Chí Minh;
- Nguồn vốn tài trợ từ các dự án do quốc tế tài trợ;
- Nguồn vốn hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ và dự án bảo vệ môi trường của Bộ Công nghiệp.
    
Đối với các dự án dự kiến xin vay vốn hoặc tìm nguồn tài trợ, nhất thiết phải thể hiện được các nội dung:

- Tính cấp thiết của dự án;
- Hiệu quả của dự án;
- Tính phù hợp của dự án;
- Tính nhân rộng trong xã hội của dự án;
- Đặc tính công nghệ môi trường;
- Phân tích tài chính (Xác định chi phí và đánh giá chi phí, đánh giá khả năng sinh lời của dự án)

Bước 1: Khởi động

Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH

Ban lãnh đạo Công ty cần ra Quyết định thành lập nhóm thực hiện đánh giá SXSH, gọi tắt là Nhóm SXSH.
Nhóm SXSH bao gồm đại diện của các thành phần:
- Cấp lãnh đạo làm trưởng nhóm;
- Tài chính và kho vật tư.
- Các xưởng sản xuất hoăc công đoạn sản xuất;
- Bộ phận kỹ thuật;
Ngoài ra, nên đưa vào nhóm một thành viên là chuyên gia về SXSH từ bên ngoài nhằm hỗ trợ về phương pháp luận và có thêm sự khách quan trong quá trình thực hiện.

Nhiệm vụ 2: Liệt kê các bước công nghệ và xác định lại định mức

Nhóm SXSH họp và xem xét một cách tổng quan về toàn bộ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thông qua việc liệt kê tất cả các quá trình sản xuất, mối tương tác giữa các quá trình. Bất cứ hoạt động nào tiếp nhận các đầu vào và chuyển thành các đầu ra được coi là một quá trình. Thông thường đầu ra của quá trình này sẽ là đầu vào của quá trình khác. Đầu vào và đầu ra của quá trình trong sơ đồ cần được ghi tên chính xác để làm tài liệu đối chứng sau này.

Lập sơ đồ dây chuyền sản xuất chi tiết (hoặc sơ đồ của các tác động) bao gồm cả quá trình phụ trợ. Cần chú ý đặc biệt tới các hoạt động theo chu kỳ, ví dụ như làm sạch hoặc tái sinh vì quá trình này thường gây nhiều lãng phí.

Thu thập các số liệu thực tế để xác định những định mức vật tư kỹ thuật chưa hợp lý, lãng phí trong quá trình sản xuất.

    Thí dụ Định mức tiêu hao cho một tấn sản phẩm A đã được công ty duyệt gồm:
  • X m3 nước;
  • Y m3 hơi;
  • Z kg Hoá chất;
  • S KW điện…

Trong quá trình khảo sát thực tế, nhóm Đánh giá SXSH nhận thấy định mức tiêu hao thực tế  gồm:
  • X1 m3 nước;
  • Y1 m3 hơi;
  • Z1 kg Hoá chất;
  • S1 KW điện…

Trong đó:           X1 < X
                            Y1 < Y
                            Z1  < Z
                            S1  < S


Nhiệm vụ 3: Xác định và lựa chọn công đoạn gây lãng phí và ô nhiễm nhất

Dựa trên sơ đồ dây chuyền sản xuất chi tiết và thông qua việc khảo sát hiện trạng, nhóm đánh giá SXSH  cần xác định được các công đoạn gây lãng phí và phát thải ô nhiễm nhiều nhất. Công việc này là cơ sở cho việc quyết định phạm vi đánh giá SXSH.
Các công đoạn gây ra tổn thất nguyên liệu,năng lượng hoặc những công đoạn có tỷ lệ phế phẩm cao, gây phát thải lớn cần được ưu tiên đưa vào trong phạm vi đánh giá.
Phạm vi đánh giá SXSH. được chọn cần xác định được hiệu quả kinh tế, tính khả thi và thuyết phục để mọi người trong nhóm cùng đồng thuận lựa chọn.  

Bước 2: Phân tích các công đoạn sản xuất

Nhiệm vụ 4: Xây dựng sơ đồ công nghệ cho phần trọng tâm kiểm toán

Trong bước này bạn cần xây dựng sơ đồ công nghệ, bao gồm nhiều quá trình (công đoạn sản xuất), sau đó liệt kê các đầu vào và đầu ra của mỗi quá trình, tập hợp tất cả đầu vào và đầu ra tương ứng của cả dây truyền sản xuất.

Nhiệm vụ 5: Cân bằng vật liệu/năng lượng

Nhằm định lượng tổn thất vật liệu và năng lượng của từng quá trình rồi tập hợp cho cả dây truyền sản xuất. Trên cơ sở các số liệu đã tính toán, nhóm SXSH lưạ chọn và đề xuất các cơ hội SXSH, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

Nguyên tắc cân bằng vật liệu như thế nào?
- Cân bằng vật liệu  được dựa trên các số liệu có được bằng phương pháp tính toán lý thuyết hay các số liệu có được bằng phương pháp  đo đạc thực tế sản xuất hoặc kết hợp cả hai phương pháp
- Lập kế hoạch đo đạc số liệu đầu vào và đầu ra cho một ngày sản xuất, ghi lại lượng tiêu thụ/các dòng thải cho một thời gian.
- Lập bảng các thông số đầu vào và đầu ra đối với vật chất điển hình, đại diện được đo đạc.
- Kiểm tra để có sự nhất quán về số liệu và đơn vị đo được sử dụng.
- Điền số liệu vào biểu dưới đây

Công đoạn


Đầu vàoĐầu raDòng thải
TênLượngThất thoátTênLượng Thất thoát Lỏng RắnKhí
1








2








 

Cân bằng năng lượng
Tính toán cân bằng năng lượng  phức tạp và khó chính xác. Thay vì việc tính toán cân bằng năng lượng, ta tiến hành khảo sát những tổn thất năng lượng trong dây chuyền sản xuất, trong hệ thống phân phối năng lượng hoặc tại các thiết bị cung cấp năng lượng (lò hơi, máy nén khí, thiết bị lạnh…).Ví dụ đối với hệ thống cấp hơi, bạn cần đo được lượng nhiên liệu sử dụng, tổn thất của nồi hơi và ước tính các tổn thất nhiệt do bề mặt bảo ôn kém, rò rỉ hơi và thải nước ngưng....

Xác định tính chất dòng thải
Xác định tính chất dòng thải gồm:
- Định lượng dòng thải (các số liệu cần dược lấy từ phần cân bằng vật liệu);
- Định lượng thành phần dòng thải bằng cách đo đạc/ ước tính, ví dụ BOD, COD, hoá chất độc hại… của nước thải; lượng bụi, khí NO2, SOX, NOX.. trong khí thải;
- Xác định chi phí cho dòng thải bao gồm chi phí của các thành phần có giá trị trong dòng thải và chi phí xử lý môi trường.
Số liệu thu được ghi vào biểu Đặc trưng dòng thải dưới đây

 Dòng thải Định lượng dòng thải Đặc trưng dòng thải Chi phí
Số hoặc tên của dòng thảiKhối lượng/thể tích và mức độ thường xuyênDòng thải bao gồm:

Các thông số về kinh tế (do chi phí vật liệu, hoá chất đi vào dòng thải)

Các thông số về môi trường
(pH, BOD, COD trong nước thải/lượng bôi, khí NO2, SOX, NOX..trong khí thải)
Tổn thất nguyên liệu

Tổn thất do xử lý lại

Chi phí xử lý

Việc xác định chi phí dòng thải sẽ cho một bức tranh về lượng tiền mất mát dối với mỗi dòng thải. Kết quả này còn chỉ ra tiềm năng tiết kiệm nếu đầu tư để có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ được dòng thải.


Nhiệm vụ 6: Phân tích nguyên nhân

Việc phân tích nguyên nhân dựa trên cơ sở hỏi các câu hỏi tại sao.
- Ở đâu phát sinh ra chất thải?
- Tại sao chất thải được tạo thành?
- Làm thế nào để loại bỏ chất thải?
Với mỗi một dòng thải cần tiến hành phân tích để tìm ra các nguyên nhân của dòng thải.

Bước 3: Phát triển các cơ hội SXSH


Nhiệm vụ 8: Đề xuất các cơ hội SXSH

Dựa trên kết quả đã thu thập  ở các bước trước, bước này sẽ phát triển, liệt kê và  đề xuất các giải pháp SXSH  có thể làm được.

Từ nguyên nhân đến cơ hội
Với mỗi một dòng thải sẽ có nhiều nguyên nhân, mỗi nguyên nhân sẽ có cơ hội SXSH tương ứng được đề xuất. Bạn cần thảo luận và "động não" trong tranh luận, việc này sẽ hỗ trợ việc đề xuất các cơ hội. Nên xem xét việc mời các chuyên gia từ các nhà cung cấp tham dự việc đề xuất cơ hội SXSH.
Liệt kê các cơ hội SXSH theo bảng sau:          

 Công đoạn/Dòng thảiNguyên nhân Cơ hội SXSH








Nhiệm vụ 9: Sàng lọc các cơ hội SXSH

Từ các cơ hội SXSH được đề xuất ta chia các cơ hội thành:
- Các cơ hội có thể thực hiện được ngay;
- Các cơ hội cần được nghiên cứu tiếp; và
- Các cơ hội bị loại bỏ vì không mang tính thực tế hoặc không khả thi.
- Các cơ hội có thể thực hiện được ngay cần được làm ngay. Hãy lưu giữ danh mục các cơ hội này để ghi lại hiệu quả của công việc SXSH .
- Các cơ hội cần được nghiên cứu tiếp nên được đánh giá ở các bước tiếp theo.

Khi đánh giá cần chú ý về mức độ phức tạp của dự án, chi phí đầu tư và thời gian hoàn vốn. Các kết quả đánh giá được tóm tắt  vào biểu Các cơ hội SXSH được lựa chọn dưới đây: 

Các cơ hội SXSHHạng mục Thực hiện ngayCần nghiên cứu tiếp  Loại Ghi chú / Lý do














Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH

Nhiệm vụ 10: Đánh giá khả thi kỹ thuật


Đối với các cơ hội SXSH có cấp độ cao hơn cần tiến hành đánh giá khả thi một cách chi tiết về kỹ thuật, kinh tế và môi trường.

Tính khả thi về kỹ thuật
Trong phân tích đánh giḠtính khả thi về kỹ thuật cần quan tâm đến các khía cạnh sau:
- Chất lượng của sản phẩm;
- Năng suất sản xuất;
- Yêu cầu về diện tích;
- Thời gian ngừng hoạt động để lắp đặt
- So sánh tính tương thích với thiết bị hiện có;
- Yêu cầu vận hành và bảo dưỡng;
- Nhu cầu đào tạo; và
- Sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp.

Các lợi ích sau cũng được đưa vào như một phần của nghiên cứu khả thi kỹ thuật:
- Giảm lượng nước và năng lượng tiêu thụ;
- Giảm nguyên liệu tiêu thụ; và
- Giảm chất thải.


Nhiệm vụ 11: Đánh giá khả thi về kinh tế

Đánh giá khả thi kinh tế cần được tính toán dựa trên:
- Uớc tính đầu tư và tiết kiệm dự tính từ giải pháp
- So sánh chi phí: để so sánh lợi ích về tiền trước và sau đầu tư về tiêu thụ vật liệu, điện, nước, giá thành sản phẩm;
- So sánh lợi ích: dựa trên thu nhập và lượng tiết kiệm của từng lựa chọn;
- Thời gian hoàn vốn là yếu tố cơ bản nhất (PB)
- Lợi tức đầu tư (ROI)
- Giá trị hiện tại ròng (NPV); và
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Phương pháp dùng thời gian hoàn vốn là phương pháp thường được sử dụng vì phương pháp này đơn giản và có thể tính toán nhanh. Đối với các giải pháp SXSH đầu tư tập trung, cần phải tiến hành phân tích kinh tế chi tiết hơn.

Hoàn vốn giản đơn (PB) = Đầu tư ban đầu/Dòng tiền hàng năm

Lợi tức đầu tư  (ROI)  =   Dòng tiền hàng năm/Đầu tư ban đầu

Thời gian hoàn vốn đơn giản hay lợi tức đầu tư cho một dự án được so sánh với mức, được gọi là ngưỡng/hạn mức (được đúc rút từ kinh nghiệm của nhiều công ty). Ví dụ nếu thời gian hoàn vốn dưới 03 năm thì dự án được coi là có lãi hoặc ROI lớn hơn hoặc bằng 33%.

Giá trị hiện tại ròng (NPV) bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền của dự án trên tổng dòng tiền do dự án mang lại nếu NPV lớn hơn  0, dự án có lãi.

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) cho biết chính xác với tỷ lệ chiết khấu nào làm cho dự án vượt qua mức hoà vốn để bắt đầu có lãi. Bằng kinh nghiệm nếu IRR sau thuế trong khoảng 12-15 % thì dự án chấp nhận được. Trong quá trình đánh giá mức sinh lời phải có tư duy dài hạn hay ít nhất là trung hạn, tính đến giá trị đồng tiền theo thời gian hoặc sử dụng nhiều chỉ số đo mức sinh lời cùng một lúc.


Nhiệm vụ 12 : Đánh giá về ảnh hưởng môi trường

Hai dạng phân tích vòng đời quan trọng

Phương pháp định lượng: có liên quan đến việc phát triển một bộ tiêu chuẩn đối phó với các tác động môi trường từ  sản phẩm có thể quan sát và đo đạc thực tế dựa vào các tiêu chuẩn trên. Các tiêu chuẩn có thể phát triển sử dụng các thông số như: chi phí xử lý hoặc làm sạch các chất thải phát sinh tại tất cả các giai đoạn trong toàn bộ vòng đời, chi phí cho các tác động của các sản phẩm đặc biệt .v.v.

Cách tiếp cận mang tính định phẩm: có tính hữu dụng cao hơn cho việc đánh giá. Nó liên quan đến việc dựng lên một ma trận các vấn đề môi trường có liên quan đến toàn bộ các giai đoạn của vòng đời sản phẩm. Phương pháp này được sử dụng như là một công cụ cho việc xác định các ưu tiên trong việc tái thiết kế sản phẩm.
Mục tiêu của đánh giá về ảnh hưởng môi trường:
- Giảm tổng lượng chất ô nhiễm
- Giảm độc tính của dòng thải
- Giảm dùng vật liệu không tái chế được hay độc hại
- Giảm tiêu thụ điện (giảm phát thải khí).

Nếu một lựa chọn làm giảm một vấn đề nhưng lại phát sinh một vấn đề có tính chất tiêu cực tiềm tàng khác thì cũng không có mấy giá trị. Kịch bản này thường xảy ra khi một phương pháp đơn giản được áp dụng. Ví dụ: Một lựa chọn có thể giảm lượng chất thải rắn, nhưng lại gây ra việc tăng gánh nặng môi trường trong vài giai đoạn của vòng đời sản phẩm. Để trở nên toàn diện hơn, một ước tính về mặt môi trường phải được xem xét trong toàn bộ chu trình của sản phẩm .

Các bước sau đây có thể được sử dụng trong việc ước lượng về mặt môi trường:
B1: Ước tính các thay đổi về số lượng và độc tính của chất thải/ các chất phát tán tại tất cả các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm (ít nhất là về mặt nguyên liệu thô, quá trình sản xuất, sử dụng và thải bỏ).
B2: Ước tính các thay đổi trong việc tiêu thụ năng lượng trong toàn bộ vòng đời sản phẩm.
B3: Xác định khả năng mà các ảnh hưởng đến môi trường có thể thay đổi sang dạng khác.
B4: Xác định xem liệu có thể có các thay đổi trong khả năng tái sử dụng của các dòng thải.
B5: Xác định xem liệu khả năng phân huỷ của các chất thải sẽ bị thay đổi.
B6: Xác định mức độ có thể sử dụng các chất thải có thể tái tạo.
B7: Xác định mức độ giảm thiểu tiêu thụ năng lượng.
B8: Xác định phạm vi sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo.


Nhiệm vụ 13: Lựa chọn các cơ hội để thực hiện

Các kết quả đánh giá về kỹ thuật, kinh tế và môi trường của các giải pháp cần phải được kết hợp để chọn ra các cơ hội SXSH. Bạn cần ghi lại các kết quả ước tính cho mỗi giải pháp để quan trắc các kết quả thực hiện và sử dụng phương pháp cộng có trọng số để lựa chọn các cơ hội để thực hiện. 

Phương pháp cộng có trọng số để chọn các giải pháp SXSH 
STT  Cơ hội SXSH  Tính khả thi Tổng số Xếp hạng
 Kỹ thuật Kinh tế Môi trường
 Trọng số 30%50%20%
 1 Giải pháp 1 3 1.5 3 0.6 2.4 2 2.4 2
 2 Giải pháp 2 3 0.9 5 2.5 1 0.2 3.6 1

 ...









Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH

Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện

- Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết cho từng giải pháp đã được lựa chọn theo thứ tự ở bước 4
- Phân công thực hiện
- Lập dự trù về nguồn lực để lãnh đạo duyệt
- Các giải pháp còn lại đã được chọn để triển khai cần được đưa vào thực hiện theo kế hoạch đã được ban lãnh đạo phê duyệt.


Nhiệm vụ 15: Thực hiện các giải pháp SXSH

- Lập sơ đồ để xác định nội dung từng công việc, yêu cầu về nguồn lực, người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện, tiến độ thực hiện, người kiểm tra..
- Định kỳ nhóm SXSH họp xem xét.
- Kết quả của các giải pháp đã được thực hiện nhất thiết phải lưu giữ để đánh giḠ thành công của giải pháp (quan trắc lượng nguyên liệu tiêu thụ mới/ mức độ thải…).
- Tổ chức giám sát việc thực hiện.

Tên giải pháp
Nội dung công việcNgười/bộ phận chịu trách nhiệm

Tiến độ thực hiện Người kiểm traSố liệu quan trắcGhi chú














Nhiệm vụ 16: Quan trắc và đánh giá kết quả

- Nếu như SXSH đã được bắt rễ, điều đặc biệt quan trọng phải nhấn mạnh là nhóm SXSH không được để mất đà sau khi đã thực hiện được một vài giải pháp SXSH .
- Các số liệu quan trắc trong quá trình thực hiện nhất thiết phải ghi chép lại, nhiều khi phải họp nhóm để phân tích các kết quả đó để động viên mọi người tham gia hoặc tìm thêm giải pháp để cải thiện tình hình.
- Duy trì SXSH sẽ đạt được tốt nhất khi nó trở thành công việc quản lý hàng ngày. Việc quan trắc định kỳ ở cấp doanh nghiệp là chìa khoá để duy trì SXSH


Bước 6: Duy trì SXSH

Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp SXSH

- Duy trì các giải pháp SXSH  sẽ đạt được tốt nhất khi nó trở thành công việc quản lý hàng ngày.
- Việc quan trắc định kỳ ở cấp doanh nghiệp là chìa khoá để duy trì SXSH 
- Hình thành hệ thống quản lý môi trường, dù có chứng nhận hay không, cũng sẽ đảm bảo rằng SXSH được duy trì trong chương trình hoạt động của doanh nghiệp.


Nhiệm vụ 18: Lựa chọn trọng tâm mới cho đánh giá SXSH
Thực hiện SXSH là một hành trình chứ không phải là điểm đến, khi những đánh giá SXSH này kết thúc, đánh giá khác tiếp theo được bắt đầu để cải thiện hiện trạng tốt hơn nữa hoặc tiếp tục với cơ hội khác được lựa chọn. Nói tóm lại SXSH không quy định giới hạn, vì vậy SXSH yêu cầu sự cải tiến lên tục từ phía người áp dụng, đây cũng là yêu cầu của SXSH.
Đánh giá SXSH  là các hoạt động được tiến hành nhằm xác định các khả năng có thể mang lại hiệu quả cho cơ sở sản xuất; được thực hiện bởi bản thân doanh nghiệp hoặc do cơ quan tư vấn hỗ trợ. Việc đánh giá SXSH thường tập trung vào trả lời các câu hỏi:
- Các chất thải và phát thải Ở ĐÂU sinh ra ?
- Các chất thải và phát thải phát sinh do NGUYÊN NHÂN nào?
- Giảm thiểu và loại bỏ các chất thải và phát thải trong doanh nghiệp NHƯ THẾ NÀO?

Đánh giá sản xuất sạch hơn là một tiếp cận có hệ thống để kiểm tra quá trình sản xuất hiện tại và xác định các cơ hội cải thiện quá trình đó hoặc sản phẩm.

Quá trình đánh giá SXSH  được chia thành sáu bước là:
 - B1. Khởi động;
 - B2. Phân tích các công đoạn sản xuất;
 - B3. Phát triển các cơ hội SXSH;
 - B4. Lựa chọn các giải pháp SXSH;
 - B5. Thực hiện các giải pháp SXSH;
 - B6. Duy trì SXSH.


Như trên đã trình bày, SXSH là một hành trình với các cấp độ khác nhau, từ các giải pháp SXSH đơn giản, không cần đầu tư, tiến tới các giải pháp phải đầu tư Nhưng chúng tôi khẳng định rằng, khác với đầu tư xử lý cuối đường ống, cỏc chi phí đầu tư cho SXSH đều cho thời gian thu hồi vốn nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế. 

Dưới đây chúng tôi trình bày một số kết quả về việc thực hiện các giải pháp SXSH của quốc tế và Việt Nam. 

Tại Úc, một công ty dệt hiện đang nhuộm một số lượng lớn sợi dệt kim, đặc biệt là sợi 100% bông hoặc pha bông. Hai quá  trình mới được đưa vào sử dụng là nhuộm lạnh gián đoạn và sử dụng thuốc nhuộm Cibacron C. Nhuộm lạnh gián đoạn là phương pháp nhuộm chất lượng cao và hiệu quả về mặt môi trường. Quá trình này tách được lượng muối khỏi dòng thải, giảm lượng nước và năng lượng sử dụng,giảm tải lượng dòng thải và giảm diện tích sử dụng nơi sản xuất. Đồng thời, quá trình này cũng cũng sử dụng ít hoá chất hơn và làm giảm nhiều hơn lượng màu trong dòng thải. Kết quả đã giảm 12% lượng nước sử dụng; với kinh phí đầu tư là 400.000 USD, số tiền tiết kiệm hàng năm là 619.000USD và thời gian hoàn vốn là 8 tháng.

Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam triển khai Dự án đến một số doanh nghiệp sản xuất tại các lĩnh vực sản xuất khác nhau đã thu được các kết quả rất thuyết phục. Số tiền các đơn vị tiết kiệm được trong năm đối với ngành dệt là 2.800 – 73.000 USD, ngành sản xuất giấy là 91.000 – 159.000 USD, ngành sản xuất thực phẩm là 6.700 – 24.600 USD, ngành chế biến gia công kim loại là 9.900 – 261.600 USD. Với môi trường, đã giảm được 20- 43% phát thải khí do tiết kiệm nhiên liệu đốt; giảm khoảng 20% tổng lượng nước thải, giảm 20 – 30 % tổng các thành phần ô nhiễm hữu cơ trong nước thải; giảm 5-30% chất thải rắn; giảm đáng kể tiêu thụ nguyên, nhiên liệu thô, than, dầu và nước.
Các doanh nghiệp tuỳ thuộc quy mô, trình độ công nghệ ,văn hoá quản lý cú thể áp dụng SXSH ở các cấp độ khác  nhau sao cho phù hợp với mình.

Trên thực tế nhiều doanh nghiệp đã áp dụng SXSH  với các giải pháp đơn giản nhất là thực hiện các biện pháp quản lý nội vi (sắp xếp hợp lý trong dây chuyền sản xuất), thực hiện tốt các quy trình công nghệ, quy trình vận hành thiết bị, các dụng cụ đo lường được hiệu chỉnh chính xác để quản lý tốt quá trình sản xuất, giảm chi phí tiêu hao nguyên nhiên liệu, điện, nước,…

Những giải pháp này không tốn chi phí đầu tư hoặc chi phí rất ít, đều mang lại lợi ích lớn về kinh tế. Theo kinh nghiệm đó tổng kết nếu ta thực hiện quản lý nội vi tốt, hợp lý đó có thể giảm 20% - 30% tải lượng ô nhiễm mà không tốn khoản chi phí đầu tư nào và không nhỏ hơn 20% tải lượng ô nhiễm có thể thu được với các khoản đầu tư mà thời gian hoàn vốn rất ngắn (tính bằng tháng).

Tiếp theo doanh nghiệp có thể thực hiện các giải pháp đầu tư lớn hơn như thay đổi sản phẩm, thiết kế lại sản phẩm, cải tiến hoặc đổi mới công nghệ, thiết bị, thay đổi nguyên liệu thân thiện với môi trường,… Cho dù kinh phí đầu tư ít hoặc nhiều thì các chi phí  đầu tư cho SXSH đều có thời gian thu hồi vốn nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế
SXSH là một hành trình chứ không phải là điểm đến. Khi đánh giá SXSH này kết thúc, đánh giá khác được bắt đầu để cải thiện hiện trạng tốt hơn nữa hoặc tiếp tục với cơ hội khác được lựa chọn. Nói tóm lại SXSH không quy định giới hạn, vì vậy SXSH yêu cầu sự cải tiến liên tục từ phía người áp dụng.

Hành trình của SXSH ví như bánh xe lăn, nó tỷ lệ thuận với việc Cải thiện môi trường. Để cuộc hành trình SXSH liên tục, không tụt dốc ta phải có cái nêm (động cơ) chèn vào bánh xe. Động cơ để thúc đẩy SXSH gồm động cơ nội bộ và động cơ bên ngoài.

Nền kinh tế nước ta đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, hơn lúc nào hết, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp trở nên bức thiết. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, một trong những yếu tố quyết định là nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm; mặt khác, cần có mối quan hệ tốt với các khách hàng, cộng đồng.

Có thể thấy rất rõ, khi áp dụng SXSH, doanh nghiệp sẽ đạt được các ích lợi như:

- Giảm các chi phí cho đầu vào của sản phẩm, giảm chi phí cho việc xử lý môi trường (các khoản chi phí, thuế ngày càng trở thành sức ép lớn đối với doanh nghiệp);
- Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm do được quản lý tốt hơn, hiệu suất sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, nguồn lực cao hơn
- Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp do giảm chi phí sản xuất
- Khích lệ đổi mới vì đó là thuộc tính của SXSH
- Nâng cao tính cạnh tranh và chỗ đứng trên thị trường do chất lượng sản  phẩm  tốt hơn, uy tín doanh nghiệp trước cộng đồng
- Nâng cao năng suất do cài tiến quá trình và lôi kéo được mọi người tham gia .Việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo cách tiếp cận này là một cách tiếp cận chủ động, làm thái độ của mọi thành viên của doanh nghiệp trở nên tích cực hơn;

Tất cả các yếu tố trên góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp một cách mạnh mẽ.

Bởi vì trong sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp thực việc áp dụng SXSH được xem là phương cách tốt nhất để kết hợp lợi ích kinh tế và môi trường. Mặt khác, khi tham gia thực hiện SXSH, doanh nghiệp công nghiệp sẽ nhận được sự khuyến khích và hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nước về tư vấn kỹ thuật, về nguồn tài chính thực hiện SXSH.
Bảng so sánh dưới đây thể hiện sự khác nhau về cách tiếp cận, biện pháp tiến hành, hiệu quả đầu tư của từng biện pháp:

 Sản xuất sạch hơnXử lý cuối đường ống
Cải tiến liên tục về nhận thức, cách quản lý và khuyến khích áp dụng các tiến bộ kỹ thuậtGiải pháp một lần cho vấn đề đơn lẻ
Chủ động phòng ngừa và tránh ô nhiễm do chất thải Bị động phản ứng với ô nhiễm và chất thải sau khi chúng đã phát sinh
Mọi người trong doanh nghiệp đều có vai tròGiải pháp do chuyên gia phát triển lên một cách độc lập
Loại trừ tác động môi trường tại nguồn  Chất ô nhiễm được kiểm soát bằng thiết bị và phương pháp xử lý chất thải
Tiến tới sử dụng quy trình khép kín và liên tụcDựa vào công nghệ hiện có
Mang lại lợi ích kinh tế cho cơ sở sản xuất, đồng thời giải quyết các vấn đề môi trường.
Tăng chi phí sản xuất do:
- Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải;
- Chi vận hành hệ thống (nhân công, hoá chất, bảo dưỡng …)


Lưu ý:
Một số hoạt động dưới đây không được xem là SXSH:
- Hoạt động làm loãng để giảm độc tố và tính nguy hại của chất thải.
- Xử lý chất thải.
- Xử lý hoá chất thải nguy hại sang dạng ít hoặc không nguy hại.
- Tạo sản phẩm khác bên ngoài nhà máy (Chất thải của nhà máy này là nguyên liệu cho nhà máy khác).
- Tái sinh bên ngoài nhà máy.
SXSH được nhìn nhận là một phương pháp luận mà việc áp dụng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường và rất phù hợp với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, một số nguyên nhân sau vẫn còn làm hạn chế quá trình áp dụng SXSH. 
SXSH có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp, với các quy mô và hình thái hoạt động khác nhau như: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch và các dịch vụ khác. Tuỳ trình độ công nghệ và trình độ quản lý mà các doanh nghiệp có thể triển khai áp dụng SXSH cho phù hợp, hiệu quả.
Công nghệ sạch có thể được áp dụng ngay ở giai đoạn thiết kế với những thay đổi căn bản trong quy trình sản xuất hoặc áp dụng vào trong dây truyền hiện có bằng việc phân riêng và tận dụng các sản phẩm thứ cấp mà có thể bị loại bỏ nếu không áp dụng loại công nghệ này”

Khác với công nghệ sạch, SXSH là thực hiện một cách liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm để cải thiện từng bước công nghệ hiện tại, hướng tới công nghệ mới tốt hơn và sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhn của doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Công nghệ sạch là thuật ngữ được tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xây dựng: “Các công nghệ sạch được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau để giảm hoặc thậm chí loại bỏ tại nguồn, bất cứ sự phát sinh thiệt hại hay ô nhiễm chất thải nào và để tiết kiệm nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên và năng lượng".