Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ bảy, 18/01/2025 | 20:13 GMT+7

Điển hình

DN đã có những động thái thiết thực nhằm giảm sự lệ thuộc vào sản phẩm nhựa

24/05/2020

Với những thay đổi trong Luật BVMT sửa đổi mới đây, chắn chắn DN và người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc lượng đồ nhựa mà mình sử dụng. Một số DN đã và đang có những hành động thực tiễn nhằm sớm thay đổi chuỗi cung ứng theo hướng giảm bớt sựlệ thuộc vào loại chất liệu không có lợi cho môi trường này. 
Với chi phí rẻ và hệ thống phân phối rộng khắp từ các chợ dân sinh, cửa hàng bán lẻ, siêu thị đến trung tâm thương mại... túi nilong vẫn đang "áp đảo" các loại sản phẩm bao bì khác. Theo nhiều khảo sát của các tổ chức, người tiêu dùng mặc dù biết những tác hại của sản phẩm này nhưng vì nhiều lý do vẫn lựa chọn. 
Trước vấn nạn rác thải nhựa tràn lan, nhiều hệ thống siêu thị trong nước đã bắt đầu "chung tay" thay đổi thói quen sử dụng túi nilon. Thay vì sử dụng túi nilon và màng co thực phẩm, lá chuối và giấy cac-ton được sử dụng để gói rau, của quả. Một loạt hệ thống siêu thị Co.opmart, Big C, Lottemart... đã áp dụng hình thức gói hàng thân thiện này.
Chuỗi siêu thị lớn ở Việt Nam đã bắt tay hành động nhằm giảm rác thải nhựa bằng cách sử dụng nguyên liệu tự nhiên bọc thực phẩm. Ảnh ST.
Nhiều nhãn hàng, thay vì gói 2 hoặc 3 sản phẩm cùng với nhau bằng băng dính nilong, thì nay đã thay thế bằng băng giấy. Các đại lý, đặc biệt là đại lý bán lẻ chuyên một mặt hàng như sữa, thực phẩm sạch... bắt đầu hành động để loại bỏ dần túi nilon như khuyến khích khách hàng đem túi vải, đồ đựng hoặc tính thêm tiền cho mỗi chiếc túi nilong khách yêu cầu...
Mặc dù những thay đổi trên chưa phổ biến ở đại đa số các kênh bán lẻ, và thường chỉ tập trung ở thành phố, nơi người tiêu dùng chấp nhận thay đổi thói quen, nhưng có thể thấy những nỗ lực này đang dần phổ biến và đại đa số người tiêu dùng tại chỗ đón nhận. 
Theo TS. Đặng Kim Chi, chuyên gia tư vấn độc lập, dự thảo Luật BVMT sửa đổi đã có nhiều đổi mới quan trọng trong việc hạn chế, giảm thiểu rác thải nhựa. Cụ thể như việc quy định rõ trách nhiệm của người xả thải, yêu cầu người dân phải phân loại rác, trách nhiệm của bên thu gom, vận chuyển, xử lý và của cả chính quyền địa phương đã đang là điều kiện cần để thúc đẩy tiêu dùng xanh, thay đổi hành vi của người tiêu dùng.
Nhiều DN bán lẻ đã hành động khá quyết liệt nhằm thay đổi thói quen sử dụng nhựa trong chuỗi cung ứng của mình. Điển hình như Saigon Co.op đã gửi văn bản khuyến cáo các nhà sản xuất nghiên cứu ứng dụng nguyên vật liệu, bao bì thân thiện với môi trường; tiết giảm tối đa bao bì nhựa và đưa hẳn nội dung này vào tiêu chí ưu tiên để tiếp nhận sản phẩm mới trong năm nay.
Nhằm thúc đẩy xây dựng mô hình phân phối hàng hóa bền vững, Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo phát triển thương mại đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030. Dự thảo đã đề xuất những giải pháp để phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng chợ.
Anh Vũ