Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ sáu, 20/09/2024 | 07:57 GMT+7

Tin hoạt động

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ các đề án khuyến công

05/02/2015

Từ nguồn kinh phí này, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (KC & XTTM) Thừa Thiên Huế triển khai hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT), về các nội dung: Đào tạo và phát triển nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật công nghệ sản xuất sản phẩm mới, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, tổ chức hội chợ triển lãm. Cụ thể, đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất hàng mỹ nghệ, mộc dân dụng và trang trí nội, ngoại thất cho DNTN Ngọc Long ở xã Vinh An (Phú Vang), ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến để sản xuất các sản phẩm từ mây tre của cơ sở sản xuất Minh Tâm ở phường Thủy Lương (thị xã Hương Thủy), đầu tư ứng dụng thiết bị tiên tiến mở rộng quy mô sản xuất bún của cơ sở sản xuất Nguyễn Thượng ở làng nghề Ô Sa, xã Quảng Vinh (Quảng Điền); đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất may công nghiệp của DNTN Lê Gọi, xã Vinh Phú (Phú Vang); Ứng dụng máy móc tiên tiến xây dựng cơ bản sản xuất gạch Blo - Blook của Công ty CP Nam Đông, xã Hương Hòa (Nam Đông)…

Từ nguồn kinh phí khuyến công được hỗ trợ, doanh nghiệp Thêu Đoan Trang cho biết đã mở rộng quy mô, tổ chức đào tạo nghề thêu trên áo dài cho hơn 30 học viên…; cơ sở may đo áo dài Viết Bảo, trang trại Nguyễn Công Giếng, cơ sở Ngô Thị Nhân, các cơ sở may công nghiệp, dệt zèng, sản xuất bún tươi, phân vi sinh, sản xuất lồng chim cảnh, nước mắm, tương măng, chổi đót, mộc mỹ nghệ, …. của Hương Thủy, Phú Vang, Nam Đông, A Lưới… giúp giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Đặc biệt, doanh nghiệp tư nhân Bạch Lai từ nguồn kinh phí khuyến công đã nghiên cứu đầu tư sản xuất thành công máy ép củi trấu có tiếng vang trên thị trường, giành được nhiều giải thưởng cao về sáng tạo khoa học kỹ thuật và sản phẩm CNNT tiêu biểu… Nghề mây tre đan truyền thống những năm trước tưởng chừng như xóa sổ và thất truyền bởi mẫu mã lạc hậu và chủ yếu làm thủ công nên rất khó tiêu thụ. Từ nguồn hỗ trợ ban đầu của đề án khuyến công, hai HTX Mây tre đan Bao La và Thủy Lập mạnh dạn vay vốn để đầu tư các thiết bị máy móc tiên tiến phục vụ sản xuất, hàng trăm lao động được đào tạo nghề để sản xuất ra các mẫu mã mới, hiện đại đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách.

Thành công lớn nhất từ nguồn kinh phí hỗ trợ này là đã giúp các doanh nghiệp, cơ sở tạo ra nhiều mẫu mã sản phẩm mới và phong phú chủng loại; đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề và kiến thức để phát triển sản xuất. Đồng thời, sự tiếp sức kịp thời này giúp cho các cơ sở tiếp thêm nguồn lực, sức mạnh để phát triển nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Theo ông Nguyễn Lương Bảy, Giám đốc Trung tâm KC & XTTM tỉnh Thừa Thiên Huế: Cái được lớn nhất từ các chương trình, hoạt động khuyến công đó là sự hỗ trợ hiệu quả của đề án khuyến công, nên các doanh nghiệp, cơ sở CNNT đã mạnh dạn đầu tư vốn để trang bị máy móc, mua sắm các thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất. Như vậy, trung bình mỗi đồng vốn khuyến công hỗ trợ sẽ huy động thêm hơn 3 đồng vốn do các doanh nghiệp, cơ sở bỏ ra. Đây thực sự là nguồn vốn mồi để các cơ sở CNNT vực dậy và mở rộng quy mô, phát triển sản xuất, thúc đẩy CNNT phát triển.