Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ bảy, 12/10/2024 | 04:39 GMT+7

Khoa học công nghệ

Bao bì đóng gói từ thân cây thanh long

12/09/2024

Trường Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh và Viện Công nghệ Hóa học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã phối hợp tạo ra một loại màng mỏng chitosan làm bao bì đóng gói có bổ sung nano bạc tổng hợp xanh chiết xuất từ cây thanh long.
Loại màng chitosan mưới có ưu điểm nổi bật với đặc tính kháng khuẩn vượt trội, mang lại khả năng bảo quản thực phẩm lên đến 5 ngày. Điểm đột phá trong nghiên cứu này là việc sử dụng chiết xuất từ thân cây thanh long (DSE) làm chất khử trong quá trình tổng hợp nano bạc xanh (AgNPs). Bên cạnh đó, chiết xuất này còn được tích hợp đồng thời vào màng chứa chitosan, giúp nâng cao tính năng cơ học và chống oxy hóa của màng.
Quy trình sản xuất màng bọc chiết xuất từ thanh long và chitosan. Ảnh: Nhóm nghiên cứu
Để xác định đặc tính lý hóa và hoạt hóa của màng chitosan, các nhà khoa học đã sử dụng các thiết bị như kính hiển vi điện tử quét (SEM), quang phổ tán xạ tia X (EDS), quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR), và nhiễu xạ tia X (XRD). Các thử nghiệm này xác nhận sự tăng cường độ bền kéo và các đặc tính kỵ nước của màng, đồng thời chứng minh khả năng phân hủy sinh học cao.
Kết quả nghiên cứu cho thấy màng chitosan khi bổ sung hợp chất như chiết xuất từ thân cây thanh long và nano bạc xanh thì độ bền kéo của màng hỗn hợp tăng lên. àng chitosan có khả năng kháng khuẩn hiệu quả đối với vi khuẩn S. aureus và E. coli, hoạt tính chống oxy hóa, giúp bảo quản dâu tây và các loại thực phẩm khác tốt hơn so với các loại bao bì thông thường.
Việc phát triển thành công màng chitosan từ nano bạc xanh chiết xuất từ cây thanh long đã mở ra tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm, giúp cải thiện chất lượng và thời gian bảo quản thực phẩm, đồng thời giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Khánh An