Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ sáu, 20/09/2024 | 15:23 GMT+7

Tin hoạt động

Kiên Giang: Sản xuất tôm sạch theo định hướng thị trường

04/11/2017

Chuỗi sản xuất áp dụng dây chuyền sản xuất khép kín kể từ khâu chăn thả tôm tại hồ nuôi, cung ứng vật tư đến khâu thu hoạch và chế biến thành phẩm. Hồ nuôi tôm được đặt ngay cạnh nhà máy chế biến nên đã giải quyết được nhiều hạn chế như: nguyên liệu không rõ nguồn gốc, chất lượng tôm đến nhà máy thấp, tôm bị giảm chất lượng trong thời gian vận chuyển... Mặt khác, thời gian và chi phí vận chuyển nguyên liệu cũng được tiết kiệm.
 
Dựa vào lợi thế điều kiện tự nhiên, tỉnh Kiên Giang đã mở rộng mô hình nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp ở vùng Tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng, với diện tích 5.000 ha; trong đó, vùng Tứ giác Long Xuyên 4.700 ha; tổng sản lượng 43.650 tấn.
 
Vùng nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp của tỉnh Kiên Giang được định hướng phát triển theo hướng hiện đại, bền vững và đảm bảo an toàn thực phẩm. 
 
Tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực để tập trung phát triển nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp; áp dụng quy trình kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng tôm; chú trọng mô hình ứng dụng công nghệ cao hiệu quả, sản xuất ra khối lượng hàng hóa lớn đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
 
Việc đầu tư vốn cho người nuôi tôm và nghiên cứu ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực nuôi tôm được chú trọng. Tỉnh đã ứng dụng nhiều quy trình thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia trong nuôi tôm như GAP, GlobalGAP, ASC, MSC...
 
Bên cạnh đó, địa phương đầu tư sản xuất con giống chất lượng cao, đáp ứng khoảng 45% nhu cầu nuôi tôm công nghiệp; xây dựng 2 trạm kiểm dịch, quan trắc, cảnh báo môi trường dịch bệnh trên tôm nuôi ở vùng Tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng.
 
Yếu tố làm nên thương hiệu là doanh nghiệp nuôi tôm ở tỉnh Kiên Giang là việc chủ động được nguồn nguyên liệu sạch nên khâu chế biến; sản phẩm của tỉnh là các mặt hàng tinh chế, nhanh chóng áp dụng các tiến bộ kĩ thuật và công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp chinh phục được những thị trường khó tính. Bên cạnh EU, hiện doanh nghiệp còn xuất khẩu tôm trực tiếp đi Mỹ, Nhật Bản với tổng giá trị xuất khẩu mỗi năm đạt hơn 20 triệu USD.
 
Văn phòng CPSI