Ngày 18/05/2024
Đồng Nai ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2022 – 2030  -  Sắp diễn ra Giải chạy “Race for Green Life - Lối sống xanh cho một tương lai bền vững”  -  Ngành Công Thương triển khai đồng bộ giải pháp hiện thực hóa cam kết tại COP 26  -  Ba ưu tiên tài trợ chống biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á  -  Cải thiện nồi hơi giúp giảm gần 1,3 tỷ đồng chi phí nhiên liệu năm tại Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi  

Điển hình

Hệ thống tái chế giấy ngay trong môi trường văn phòng tiết kiệm 98% nước

09:12 - 21/02/2022
Áp dụng kinh tế tuần hoàn trong môi trường văn phòng giờ đây có thể bắt đầu với giải pháp tái chế giấy không dùng nước. Hệ thống này có tên PaperLab, được phát triển bởi Epson, nhà sản xuất có tiếng trong lĩnh vực máy văn phòng. 
Hệ thống PaperLab được Epson chính thức giới thiệu trong buổi ra mắt Trụ sở Singapore vào cuối năm 2021. Công nghệ được phát triển và giới thiệu tại thị trường Nhật Bản từ cách đây vài năm. Năm 2020, PaperLab ra mắt thị trường châu Âu, châu Mỹ và mới đây nhất là thị trường Đông Nam Á.
Hệ thống PaperLab có thể tái chế từ 6-7 lần những bản in đã qua sử dụng thành các bản in mới, với lượng nước tiết kiệm đến 98% so với phương pháp tái chế giấy truyền thống. Nguồn ảnh: Epson.
Hệ thống tái chế giấy có ưu điểm là nhỏ gọn, phù hợp với môi trường văn phòng. Nó có thể biến những bản in đã sử dụng thành giấy tái chế mà hầu như không dùng đến nước, một yếu tố nổi bật trong tính "xanh" của giải pháp. Công nghệ này được gọi là Dry Fiber. Quá trình biến những tờ giấy đã qua sử dụng gồm ba công đoạn cơ bản: phân tách, kết dính và định hình. Do đó doanh nghiệp có thể tiêu huỷ và tái chế an toàn các tài liệu bí mật. 
Theo thông tin từ trang Digitaltrends, hệ thống có khả năng tái chế tới 14 tờ giấy A4 mỗi phút, hoặc 6.720 tờ trong cả ngày làm việc. Ngoài ra, nó tiết kiệm tới 98% lượng nước so với phương pháp tái chế giấy truyền thông.
Cận cảnh Hệ thống PaperLab. Nguồn ảnh: Epson.
Một ưu điểm nữa của sản phẩm này là giấy tái chế có thể được sử dụng ngay sau khi ra khỏi máy, không mất thời gian chờ khô hay làm nguội. Bên cạnh đó, người dùng còn có thể tuỳ chỉnh các phiên bản định lượng, màu sắc và kích thước giấy khác nhau. Giấy có thể được tái chế 6 - 7 lần trước khi hoàn toàn xuống cấp. Việc bổ sung giấy mới vào sẽ kéo dài đáng kể vòng đời của nguyên liệu. 
Ông Sergio Aguasca, giám đốc sản phẩm Epson, cho biết "có thể sử dụng giấy ngay lập tức để viết hoặc in trên bất cứ máy in nào. Với quan điểm về trách nhiệm môi trường, Epson sản xuất công nghệ có thể tương thích với thiết bị được sản xuất từ tất cả các hãng và dành cho mọi mục đích sử dụng."
Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhược điểm của hệ thống là chi phí cao. Vì vậy, Epson sử dụng chiến lược chính để tiếp cận các thị trường là cho thuê, từ một đến một vài đơn vị máy. Khách hàng họ hướng đến là doanh nghiệp B2B (cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp), và cả B2C (cung cấp dịch vục cho cá nhân) nếu khối lượng phù hợp. Chi phí doanh nghiệp phải trả trung bình mỗi tháng cho mỗi đơn vị máy là khoảng 5.000 euro (tương đương 5.900 USD), bao gồm tất cả các dịch vụ và vật tư trong thời hạn bảy năm. 
An Nhiên tổng hợp