Ngày 04/05/2024
Đồng Nai ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2022 – 2030  -  Sắp diễn ra Giải chạy “Race for Green Life - Lối sống xanh cho một tương lai bền vững”  -  Ngành Công Thương triển khai đồng bộ giải pháp hiện thực hóa cam kết tại COP 26  -  Ba ưu tiên tài trợ chống biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á  -  Cải thiện nồi hơi giúp giảm gần 1,3 tỷ đồng chi phí nhiên liệu năm tại Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi  

Điển hình

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm thực tiễn từ HEINEKEN Việt Nam

09:40 - 14/01/2021
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển Bền vững Việt Nam (VCSF) 2020, HEINEKEN Việt Nam đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, nhằm khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp áp dụng các phương thức cụ thể giúp nâng cao năng lực phát triển bền vững trong bối cảnh đầy thách thức.
Mô hình kinh tế tuần hoàn RESOLVE (REgenerate – Tái tạo; Share – Chia sẻ; Optimize – Tối ưu hóa; Loop – Tái sử dụng/ Tái chế; Virtualize – Số hóa và Exchange – Chuyển đổi) là phương pháp tiếp cận tạo giá trị bền vững mà HEINEKEN áp dụng.
Bà Holly Bostock, Giám đốc Ngoại vụ Cấp cao, HEINEKEN Việt Nam cho biết mô hình kinh tế tuần hoàn RESOLVE (viết tắt của: REgenerate – Tái tạo; Share – Chia sẻ; Optimize – Tối ưu hóa; Loop – Tái sử dụng/ Tái chế; Virtualize – Số hóa và Exchange – Chuyển đổi) chính là phương pháp tiếp cận toàn diện nhằm tạo ra giá trị bền vững cho môi trường, bao gồm giảm lượng khí thải carbon, bảo vệ tài nguyên nước và tối ưu hóa tài nguyên.
Cụ thể, 5 trong số 6 nhà máy của HEINEKEN Việt Nam hiện đang sử dụng năng lượng tái tạo. Về mặt vận tải, hệ thống xe đang sử dụng đều đạt chuẩn và được tính toán nhằm tối ưu hóa tải trọng kết hợp vận chuyển bằng xe lửa giúp giảm 2.000 tấn khí thải CO2
Hiện nay, HEINEKEN Việt Nam hiện gần như không còn chất thải chôn lấp, nhờ tái sử dụng hoặc tái chế 99% chất thải và phụ phẩm. Chai và két bia sau khi ra thị trường đều được thu hồi trở lại về nhà máy, trải qua quá trình khử trùng nghiêm ngặt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh để có thể tái sử dụng. Một chai thủy tinh có thể được tái sử dụng tới 20 lần, và một két bia có thể tái sử dụng trong 5 – 10 năm, sau đó sẽ được cán vụn và bán lại cho các công ty cung cấp thủy tinh và nhựa.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành lắp đặt 100% tủ lạnh xanh thân thiện môi trường, sử dụng quạt tiết kiệm năng lượng, đèn LED chiếu sáng, môi chất hydrocarbon và được trang bị hệ thống quản lý năng lượng. Điều này cũng giúp giảm bớt chi phí vận hành cho khách hàng.
Ngoài ra, thông qua chương trình Văn Phòng Xanh công ty cũng chia sẻ kinh nghiệm phát triển bền vững cho toàn bộ nhân viên. 
“Tại HEINEKEN Việt Nam, chúng tôi tin rằng phát triển bền vững không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cho cả nền kinh tế - xã hội và rộng ra là đất nước nơi chúng tôi đang hoạt động. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam hiện là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, mà những hậu quả tàn khốc như đợt bão lũ vừa qua tại miền Trung là ví dụ điển hình. Trong nhiều năm qua, chiến lược phát triển bền vững “Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn” luôn là cốt lõi trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của chúng tôi. Chúng tôi cũng đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng hướng tới môi trường: Không chất thải chôn lấp, 100% nước được bù hoàn, và Sử dụng 100% năng lượng tái tạo (cả nhiệt năng và điện năng) từ nay đến năm 2025,” bà Holly Bostock chia sẻ.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký VCCI, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VBCSD nhận định: “Kinh tế tuần hoàn là chìa khóa cho sự thành công và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp Việt Nam dù ở bất kỳ quy mô doanh nghiệp hay mô hình kinh doanh nào". 
Người đại diện VCCI cũng bày tỏ mong muốn ngày càng có thêm nhiều những sáng kiến được chứng minh tính khả thi và hiệu quả nhằm tiếp tục thúc đẩy tư duy đổi mới sáng tạo trong kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Được biết, trong 4 năm liên tiếp từ 2016 tới 2019, HEINEKEN Việt Nam luôn được VCCI vinh danh là một trong những Doanh nghiệp Sản xuất Bền Vững nhất Việt Nam.
Nhã Thanh