Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ tư, 11/12/2024 | 04:05 GMT+7

Tiêu dùng bền vững

Vật liệu xây dựng xanh, lựa chọn cho phát triển bền vững

06/03/2024

Các vấn đề về ô nhiễm môi trường đang dần trở nên nhức nhối ở cả Việt Nam và trên toàn thế giới. Ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người mà còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên.
Lĩnh vực xây dựng là một trong những lĩnh vực phổ biến, sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu đa dạng. Rác thải xây dựng rất khó tái chế, gây ô nhiễm không nhỏ tới môi trường. Vì vậy, việc tìm kiếm các vật liệu xanh trong ngành xây dựng đang là xu hướng được nhiều người quan tâm.
Dưới đây là một số loại vật liệu xanh phổ biển:
Gạch không nung
Gạch không nung hay còn gọi là gạch bê tông bùn là một loại vật liệu xanh được ưa chuộng nhất hiện nay và được dùng để thay thế gạch đất nung. Gạch không nung thường được trộn thêm cùng với sỏi, cát để làm tăng độ chắc chắn. Đây là loại vật liệu chiếm đến 21% tổng các loại vật liệu trên thị trường Việt Nam hiện nay.
Gạch không nung được sản xuất với dây chuyền hiện đại và có phần phức tạp. Do đó, chi phí của nó sẽ cao hơn so với gạch nung thông thường. Tuy nhiên, xét về những ưu điểm như cách âm, cách nhiệt, chống cháy, giảm thời gian thi công, thoát ẩm thì nó cách chắc chắn là loại vật liệu đáng để sử dụng và thay thế hoàn toàn gạch nung truyền thống.
Gạch không nung
Xốp XPS
Xốp XPS là một loại vật liệu được làm từ chất dẻo PS với những ưu điểm nổi bật như cách nhiệt, chống lại lực tác động, chống thấm nước và bền bỉ. Xốp có trọng lượng khá nhẹ, dễ dàng để mang vác, vận chuyển.
Về khả năng cách nhiệt, xốp có độ chắc khoẻ và độ bền cao nhờ sự ổn định trong cấu trúc hoá học và vật lý của nó. Xốp dù được sử dụng trên 50 năm nhưng khả năng cách nhiệt của nó vẫn đạt đến 80% so với ban đầu.
Chính nhờ cấu trúc phân tử của nguyên liệu chất dẻo PS không thấm nước nên xốp XPS có khả năng chống ẩm tuyệt vời. Đồng thời, nhờ cấu trúc hoá học ổn định, các chất độc hại sẽ không bị bốc hơi hay phân huỷ, đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người.
Ngoài ra, xốp còn có khả năng cách âm đặc biệt. Nó có khả năng làm giảm âm lượng từ bên ngoài khi sử dụng nó làm vách ngăn ở trong không gian sống.
Bê tông nhẹ
Bê tông nhẹ là một sản phẩm được sản xuất trên công nghệ chưng áp khí và không cần nung. Bê tông nhẹ thường được sử dụng để làm gạch khối, sàn mái hay tấm tường.
Vật liệu này được làm từ hỗn hợp cát, nước, vôi, xi măng và trải qua công nghệ trộn với bột nhôm cùng các loại phụ gia khác và đổ vào khuôn. Nhờ các phản ứng lý hoá tạo ra sự giãn nở tự nhiên thành các túi khí bên trong nên bê tông nhẹ có độ rỗng cao, sau đó chúng được cho vào nồi hấp chưng áp có nhiệt độ và áp suất cao.
Sản phẩm mang những ưu điểm nổi bật hơn hẳn so với gạch đất nung đó là có khối lượng nhẹ hơn một nửa, giúp tiết kiệm chi phí làm nền móng. Đồng thời, loại vật liệu này có khả năng cách nhiệt nên cũng giúp làm giảm 30% điện năng cho điều hoà.
Bê tông nhẹ có chi phí cao sơn so với các loại vật liệu truyền thống khoảng 10-15% nhưng lại tiết kiệm được các chi phí khác khi sử dụng trong công trình như nền móng, điện năng cho điều hoà,…Do đó, nó ngày càng được sử dụng nhiều hơn.
Tấm lợp sinh thái
Loại tấm lợp này được sản xuất từ các sợi hữu cơ và chất chống thấm asphalt, khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt, không dễ bị ăn mòn, phù hợp dùng cho các công trình ven biển. Những tấm lợp sinh thái còn mang lại lợi ích về mặt thẩm mỹ.
Tấm lợp sinh thái
Đá chẻ 
Đá chẻ là đá tự nhiên, được chẻ từ một khối đá lớn. Nhờ vậy mà đá có màu sắc đồng đều, dễ dàng ốp lát. Với đặc tính chịu được nhiệt độ cao, độ lạnh tốt; khả năng chịu lực cao. Có nhiều màu sắc, vân đá tự nhiên, đá chẻ mang đến cho công trình độ bền vĩnh cửu và vẻ đẹp tinh tế. Bên cạnh đó, đá chẻ được sản xuất bằng công nghệ không nung nên ít gây tác động lên môi trường. Chi phí cũng thấp hơn so với nhiều vật liệu ốp lát khác.
Tre
Cây tre tốc độ sinh trưởng nhanh chóng, là vật liệu bền và khả năng tái tạo và tái chế cao. Nó có thể được sử dụng trong việc xử lý nền móng cho những công trình tải trọng vừa và nhỏ nhằm giảm độ lún tăng sức chịu tải cho nền đất.
Kiện rơm
Kiện rơm được dùng nhiều tại các nông trại, bởi dễ tìm, chi phí rẻ. Loại vật liệu này thường dùng với mục đích cách âm, cách nhiệt. Tuy nhiên, nhược điểm của loại nguyên liệu này là là khả năng chịu lực kém, nên thông thường được sử dụng để làm vật liệu lấp đầy giữa các khung hoặc giữa các dầm.
Khả năng cách nhiệt của kiện rơm không thua kém gì vữa trát tường hay thạch cao.
Gỗ nhựa composite
Loại gỗ này tên tiếng Anh là Wood-Plastic Composites, được trộn từ hai thành phần chính gồm bột gỗ và hạt nhựa, cùng các chất phụ gia gốc hóa học vô cơ và cellulose. Ưu điểm của gỗ nhựa composites là khả năng chống ẩm mốc, chống cháy, màu sắc đa dạng để người dùng lựa chọn.
Kính tiết kiệm năng lượng
Vật liệu thân thiện với môi trường này đặc biệt phù hợp với vùng khí hậu Việt Nam, gồm 2 loại là kính Low E và kính Solar Control.
Kính Low E sản xuất dựa trên phương pháp phủ offline trong môi trường chân không, giúp tối ưu khả năng cách nhiệt và cản nhiệt hiệu quả. Mùa hè, kính Low E có khả năng ngăn chặn tia tử ngoại và sức nóng từ mặt trời. Mùa đông kính giúp chặn hơi ấm bên trong tòa nhà truyền ra ngoài. Với khả năng này, kính Low E giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
Kính Solar Control là kính cản nhiệt cao cấp, với nhiều lớp metallic siêu mỏng trên bề mặt giúp cản đến 99% tia UV và 65% năng lượng mặt trời. Từ đó giúp không gian bên trong ngôi nhà luôn dễ chịu, tiết kiệm điện cho hệ thống điều hòa lên đến 57%.
Sợi tự nhiên
Sợi tự nhiên như bông, len cũng là vật liệu cách nhiệt phổ biến cho các công trình xây dựng. Sợi bông hay len lái chế sẽ được ép thành tấm. Và lắp đặt vào các bức tường hay khung gỗ.
Hương Linh tổng hợp