Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ bảy, 18/01/2025 | 15:00 GMT+7

Điển hình

Tetra Pak bắt tay với doanh nghiệp Việt xây dựng hệ sinh thái tái chế

14/03/2022

Tetra Pak đã có triển khai liên tiếp các dự án hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam nhằm xây dựng hệ sinh thái tái chế. 
Tetra Pak đã triển khai liên tiếp các dự án hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều lĩnh vực từ sản xuất, bán lẻ tới start-up công nghệ. Những bước đi này cho thấy quyết tâm xây dựng hệ sinh thái tái chế tại Việt Nam của Tập đoàn sản xuất giấy bao bì lớn nhất thế giới.
Đầu tư nhà máy tái chế
Dự án gần nhất được Tetra Pak công bố là khoản đầu tư 3,5 triệu Euro với Công ty Giấy và Bao bì  Đồng Tiến nhằm nâng cấp và mở rộng năng lực tái chế vỏ hộp giấy đựng đồ uống đã qua sử dụng. Trong đó, 1,2 triệu Euro do Tetra Pak rót vốn dành cho việc lắp đặt dây chuyền tách giấy hiện đại theo nghệ châu Âu, dự kiến hoàn tất vào quý IV năm 2022. Khoản đầu tư còn lại, 2,3 triệu Euro từ Đồng Tiến nhằm xây dựng hệ thống nhà xưởng và dây chuyển sản xuất giấy kraft. 
Dự án hợp tác nâng cao năng lực sản xuất bao bì tái chế giữa Tetra Pak và Đại Đồng Tiến có giá trị 3,5 triệu Euro.
Theo ông Eliseo Barcas - Tổng giám đốc Tetra Pak Việt Nam, đây hành động thể hiện cam kết mạnh mẽ của Tập đoàn trong việc đồng hành cùng các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống thực hiện trách nhiệm thu gom bao bì sau khi sử dụng. Đầu tháng ... năm ngoái, doanh nghiệp đã triển khai dự án nâng cấp cơ sở sản xuất chính tại Bình Dương, ... 
Dây chuyền mới dự kiến tăng gấp đôi công suất tái chế tại Đồng Tiến lên 17.000 tấn/năm, tạo ra bột giấy tái chế có chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn để sản xuất các sản phẩm giấy có giá trị thương mại. Ông Hoàng Trung Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Giấy và Bao bì Đại Đồng Tiến cho biết dự án nằm trong định hướng hiện đại hóa dây chuyền sản xuất để tạo ra các sản phẩm giấy tái chế chất lượng tiêu chuẩn quốc tế. 
Hỗ trợ hệ sinh thái thu gom và truyền thông nâng cao nhận thức
Hỗ trợ hệ sinh thái thu gom là việc làm không dễ, bởi người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen phân loại rác. Bản thân hệ thống thu gom rác thải cũng chưa đồng đều và thực sự hỗ trợ mục tiêu này. Do đó, các dự án thúc đẩy hệ sinh thái thu gom của Tetra Pak triển khai theo hai hướng: kết hợp với start-up công nghệ hỗ trợ các nhà thu gom nhỏ, và triển khai thu gom trực tiếp tại điểm bán lẻ. 
Hướng đầu tiên, Tetra Pak bắt tay với VECA, ứng dụng kết nối người tiêu dùng và các nhà thu mua ve chai. VECA là ứng dụng được sáng tạo bởi người Việt, đã thu hút khoảng 20.000 người. Ứng dụng hoạt động theo mô hình gần giống với gọi xe công nghệ, trong đó người có nhu cầu bán phế liệu sẽ dùng ứng dụng để cung cấp thông tin về loại và số lượng phế liệu muốn bán. Sau đó ứng dụng sẽ tìm kiếm người thu mua quan tâm tới phế liệu đó trong phạm vi gần nhất.
Tetra Pak bắt tay với VECA để hỗ trợ hệ sinh thái thu gom. Ảnh: Tetra Pak.
Theo bà Đỗ Thị Minh Trang, đồng sáng lập VECA thì từ cuối năm 2021, vỏ hộp giấy sẽ được bổ sung vào danh mục các sản phẩm thu gom trên ứng dụng. "Đây là nguồn nguyên liệu tái chế dồi dào nhưng chưa được khai thái hết. Dự án này sẽ mang lại lợi ích cho cả đơn vị tái chế, cũng như môi trường", bà Trang cho biết. 
Hướng thứ hai, Tetra Pak cùng các doanh nghiệp trong Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam) phối hợp tổ chức các chương trình thu gom vỏ hộp tại nhiều điểm bán lẻ lớn. Tại đây, người tiêu dùng có thể đem hộp đã qua sử dụng đến để đổi quà, và được tìm hiểu về môi trường, các hoạt động tái chế. 
Đồng thời, các dự án thu gom vỏ hộp sữa, bao bì cũng được doanh nghiệp phối hợp tổ chức tại nhiều trường học. Các hoạt động bao gồm thu gom, phân loại bao bì đã ra sử dụng, hùng biện, sáng tạo... Trong giai đoạn cao điểm, gần 125 tấn vỏ hộp đã được thu  gom. Chương trình thu hút gần một triệu học sinh và phụ huynh tham gia phân loại vỏ hộp giấy tại nhà trường và gia đình. 100% vỏ hộp giấy thu gom được sẽ tái chế thành các sản phẩm hữu ích như tấm lợp sinh thái, sổ tay, túi giấy... 
Các sản phẩm tái chế từ vỏ hộp, bao bì đã qua sử dụng. Ảnh: Tetra Pak.
Một cách làm sáng tạo khác của doanh nghiệp trong việc truyền thông nâng cao nhận thức người tiêu dùng về tái chế, đó là ứng dụng công nghệ. Cuối năm 2021, Tetra Pak cùng với Vinasoy ra mắt công nghệ thực tế tăng cường (AR) trên hộp sữa với tên gọi Packstory. Khi quét vỏ hộp, những câu chuyện thú vị xung quanh hạt đậu nành và vỏ hộp giấy sẽ hiện ra. Cách truyền thông linh hoạt này đã được Tetra Pak ứng dụng trên vỏ hộp giấy phục vụ thị trường Nam Mỹ và nhận được phản hồi rất tích cực. Với cách làm này, những câu chuyện xung quanh vấn đề tái chế của ngành công nghiệp bao bì sẽ được truyền tải đến người dùng đầy đủ, thú vị hơn. 
Năm 2022 là thời điểm Luật Bảo vệ môi trường mới bắt đầu có hiệu lực, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR). Việc các doanh nghiệp chủ động phát triển hệ sinh thái tái chế là bước đi khôn ngoan, có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy mạng lưới doanh nghiệp nhanh chóng nhập cuộc.
An Nhiên