Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:46 GMT+7

Điển hình

Tái chế và sử dụng các nguyên liệu tự nhiên là mục tiêu trọng tâm của Dekko để đạt tới sự bền vững

30/03/2020

Sự bền vững là mục tiêu trọng tâm của Công ty phụ liệu Dekko (Bangladesh) kể từ khi thành lập năm 1995. Quy trình sản xuất cúc của Dekko tuân theo quy trình bền vững bằng giải pháp tái chế các vật liệu thải và sử dụng các nguyên liệu tự nhiên trong quá trình sản xuất. Nhóm nghiên cứu của trang Textile Today đã khám phá được những câu chuyện thú vị về sự bền vững khi đến thăm công ty này.
Hình ảnh màu xanh lá cây đặc trưng của công ty phụ liệu Dekko
Tại sao tính bền vững là mối quan tâm hàng đầu
Công ty phụ liệu Dekko tập trung vào sự bền vững ngay từ khi thành lập. Cam kết về môi trường sẽ không mang lại giá trị về mặt tài chính thậm chí công ty còn phải đầu tư thêm vào khâu tái chế các vật liệu hoặc sử dụng các chất liệu thân thiện với môi trường. Dekko luôn trung thành với lập trường về mục tiêu bền vững của mình.
Mohammad Abdur Rouf, Giám đốc điều hành của côn ty phụ liệu Dekko cho biết “tầm nhìn của chúng tôi là làm sao để hướng tới phát triển thịnh vượng trên nền tảng toàn cầu bằng cách duy trì nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất. Cùng với các sản phẩm chất lượng, sự bền vững chính là mục tiêu chính của chúng tôi”.
Tái chế vật liệu trong quá trình sản xuất cúc
Mục đích của tái chế: Khi thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sâu sắc vì tình trạng bán phá giá bừa bãi hàng dệt may, hóa chất, v.v… lời kêu gọi giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế vật liệu để đảm bảo một hành tinh sống bền vững đang lan tỏa hơn bao giờ hết. Công ty sản xuất phụ liệu Dekko ngay từ đầu luôn dẫn đầu trong việc tái sử dụng các vật liệu như nhôm, đồng, polyester và hạn chế hết mức việc phải thải rác.
Các vật liệu dư thừa trong quá trình sản xuất cúc polyester: Trong quá trình sản xuất cúc polyester mỗi ngày luôn tạo ra lượng vật liệu dư thừa khá lớn. Đây là một gánh nặng lớn cho các nhà sản xuất và để xử lý chúng, khó có quá trình bền vững nào có thể duy trì được. Thực tế chung là lượng chất liệu thải này đều được thải ra ngoài môi trường hoặc đem tiêu hủy bằng cách đốt cháy.
Công ty Dekko đã đăng ký mỗi lô sản xuất, lượng chất liệu thải polyester tối thiểu là 20%. Nói chung, chất thải đang bị tiêu hủy bằng cách đốt gây hại lớn cho môi trường bởi lượng khói thải độc hại. Vì vậy quản lý chất thải đã trở thành một nhiệm vụ thiết yếu của Công ty Dekko trong việc bảo vệ môi trường và giữ vững cam kết về sự bền vững.
Công tác nghiên cứu và phát triển quá trình tái chế
Công ty Dekko đã thực hiện một cuộc thử nghiệm toàn diện trong phòng thí nghiệm để tái chế các vật liệu thải. Thách thức lớn là làm sao để biến đổi các vật liệu này trở lại dạng thô. Sau quá trình bị đóng cứng, việc biến các vật liệu thải trở lại dạng thô ban đầu là rất khó thực hiện.
Đội ngũ R&D (Nghiên cứu và Phát triển) của Dekko và các chuyên gia phòng thí nghiệm đã nghiên cứu một số lựa chọn và thử nghiệm để có được kết quả mong muốn. Cuối cùng, toàn bộ nhóm đã xác định được ở giai đoạn nào và với mức độ nào của quá trình sản xuất có thể biến chất thải trở lại thành dạng thô, can thiệp bằng cách phá vỡ kết cấu các vật liệu thải từ sản xuất cúc polyester trước khi chúng đóng cứng.
Ông SK. MD. Emran – Phó Giám đốc, trưởng bộ phận Nhân sự và Quản trị công ty cho biết: “chất thải từ quá trình sản xuất cúc polyester là một thách thức lớn khi muốn tiêu hủy chúng trong một quy trình bền vững. Vì vậy, phòng thí nghiệm của chúng tôi đã làm một thí nghiệm lâu dài để tìm ra khả năng làm tan chảy các hợp chất dư thừa trong quá trình tái chế. Nhưng khi đó chúng tôi không tìm thấy kết quả khả quan do vật liệu thải polyester không thể tái sử dụng. Rất may sau đó, họ đã thành công khi tìm ra một quy trình mới để tái chế các vật liệu”.
Tái chế cúc polyester
Đây là loại cúc đặc biệt cho các thương hiệu muốn tập trung vào việc sử dụng các vật liệu bền vững sản phẩm của họ. Nhưng chi phí và quy trình sản xuất một cúc polyester tái chế cao hơn cúc được làm từ nguyên liệu thô. Vì vật liệu tái chế cần điều chỉnh các thành phần hóa học bổ sung để lấy lại dạng thô và tính chất ban đầu của nó.
Ông Mohammad Abdur Rouf – Giám đốc điều hành Dekko đang kiểm tra quá trình tái chế cúc polyester.
Ông Mohammad Abdur Rouf – Giám đốc điều hành Dekko cho biết “Chúng tôi đang sản xuất cúc từ các vật liệu phế thải và được bán dưới dạng cúc tái chế cho các khách hàng quan trọng. Trên thực tế, việc sản xuất cúc tái chế rất tốn kém nhưng với cam kết bền vững, chúng tôi đang tạo ra loại cúc này như một sản phẩm đặc biệt”.
Tái chế cúc kim loại
Quá trình tái chế của cúc kim loại không phức tạp và tốn kém hơn cúc polyester. Các mẩu kim loại thừa khi sản xuất cúc kim loại có thể được nấu chảy trong máy bằng quá trình cơ học ngay khi nó được sản sinh.
Ông Abdullah Al Mamun – Tổng giám đốc Dekko cho biết: “Ngoại trừ sắt, tất cả các vật liệu kim loại như đồng, hợp kim kẽm, v.v. chúng ta có thể tái chế trong quá trình sản xuất nội bộ của mình. Để xử lý lại vật liệu sắt, chúng tôi cần sự trợ giúp từ bên ngoài vì quá trình nấu chảy sắt không có sẵn trong các cơ sở của chúng tôi.
Công nhân vận hành máy tại vị trí tái chế bằng cách nung chảy nguyên liệu trong máy
Sử dụng chất liệu tự nhiên trong quá trình sản xuất
Công ty Dekko đang sử dụng các chất liệu tự nhiên vào quá trình sản xuất để cho ra đời các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn và mang lại vẻ tự nhiên. Khi tìm hiểu mối quan tâm của công ty trong hoạt động sản xuất, nhóm nghiên cứu của tờ Textile Today đã có câu trả lời ấn tượng. Công ty đã sử dụng các chất liệu tự nhiên cho các khâu khác nhau của quá trình hoàn thiện trên các sản phẩm kim loại.
Công ty phụ liệu Dekko đang sử dụng các chat liệu tự nhiên cho khâu hoàn thiện
Các nguyên liệu tự nhiên sẵn có ở khắp nơi, có thể đem tới cho loại cúc kim loại một vẻ ngoài độc đáo. Qua một thí nghiệm lâu dài, đội ngũ nghiên cứu và phát triển của Dekko đã phát minh ra các thành phần đặc biệt cho quá trình đánh bóng sản phẩm.
Có thể nói rằng công ty Dekko là một ví dụ tiên phong cho các nhà sản xuất Bangladesh trong hoạt động vì mục tiêu bền vững.
Phạm Kim Anh (Theo Textile Today)