Tổng năng lượng quy đổi (TOE) của chiếu sáng công cộng thành phố Đồng Hới là 569 TOE năm 2016 và 642 TOE năm 2017, chiếm 80% tổng TOE của cả tỉnh dành cho chiếu sáng công cộng. Các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, thị xã Ba Đồn, Tuyên Hóa, Minh Hóa điện năng tiêu thụ cho chiếu sáng công cộng khá thấp, với tổng năng lượng quy đổi dưới 50 TOE. Trong đó, huyện Tuyên Hóa có tổng năng lượng quy đổi cho hệ thống chiếu sáng công cộng thấp nhất chỉ 8 TOE.
Qua kết quả kiểm toán năng lượng đối với 10 cơ sở y tế, 10 trường học và 10 hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn tỉnh, nhóm thực hiện nhiệm vụ sự nghiệp khoa học và công nghệ đã đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như sau:
Thông tin tuyên truyền lợi ích của việc tiết kiệm năng lượng và kết quả kiểm toán năng lượng đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trên phương tiện thông tin đại chúng là biện pháp cần thiết và khá hiệu quả và ít tốn kém. Thông qua đó, các đơn vị và người dân sẽ nhận thức được vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để áp dụng cho cơ quan, đơn vị và gia đình mình.
Biện pháp tuyên truyền thông qua chương trình truyền hình, in ấn, phát tờ rơi, sổ tay, poster phổ biến các giải pháp, công nghệ tiết kiệm năng lượng. Nội dung tuyên truyền cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về các thiết bị có nhãn tiết kiệm năng lượng và hướng dẫn mua sắm, sử dụng thiết bị năng lượng hiệu quả...
Hiện nay, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những thách thức lớn đối với các cơ quan, đơn vị. Thiết lập, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 được coi là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề quản lý năng lượng tại các cơ quan,
đơn vị. Thông qua việc đưa ra các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý năng lượng, tiêu chuẩn ISO 50001:2011 góp phần quan trọng trong việc sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả, do đó mang lại những lợi ích đáng kể cho các cơ quan, đơn vị.
3. Giải pháp đối với người sử dụng năng lượng
Xây dựng và ban hành nội quy, quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tại cơ quan, đơn vị. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và tuyên truyền để mọi người có ý thức tự giác trong sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm và an toàn.
Đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho mọi người trong cơ quan, đơn vị, đặc biệt là người trực tiếp sử dụng các thiết bị.
4. Giải pháp kỹ thuật công nghệ
- Giải pháp với chi phỉ đầu tư thấp: giải pháp này có thể làm gián đoạn không đáng kể đến hoạt động của thiết bị, dây chuyền công nghệ, như lắp đặt thêm bộ điều khiển thời gian tắt, bật thiết bị, đóng, cắt dây chuyền công nghệ tự động, thay thế đèn chiếu sáng tiết kiệm điện, lắp thêm đồng hồ đo lường tại chỗ và điều khiển tự động..., bao gồm một số giải pháp sau:
+ Giảm tổn thất điện năng trong hệ thống cung cấp và phân phối điện.
+ Lắp đặt, theo dõi, đánh giá các đồng hồ phụ tải các khu vực trong các đơn vị.
+Tận dụng ánh sáng tự nhiên.
+ Lắp đặt thiết bị điều khiển tự động tắt/bật các thiết bị điện tại một số nơi ít người hoặc phòng vệ sinh.
+ Giảm bớt bóng đèn để giảm lượng chiếu sáng dư.
+Tuân thủ quy trình bảo dưỡng định kỳ.
-
Giải pháp với chi phí đầu tư cao: giải pháp này có thể làm gián đoạn đáng kể hoạt động của
thiết bị, dây chuyền công nghệ, nhưng bù lại sẽ mang hiệu quả cao hơn, có thể áp dụng trong quá trình cải tạo hoặc thay mới khi thiết kế đầu tư mới ban đầu..., bao gồm một số giải pháp sau:
+ Giải pháp tiết kiệm năng lượng đối với hệ thống chiếu sáng.
+ Giải pháp tiết kiệm năng lượng cho động cơ điện.
+ Giải pháp tiết kiệm năng lượng cho điều hòa không khí.
+ Giải pháp tiết kiệm năng lượng khi sử dụng hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời.
+ Giải pháp tiết kiệm năng lượng khi lắp các bộ lọc sóng hài nhằm nâng cao chất lượng nguồn điện cấp cho các thiết bị.
5. Các biện pháp đã triển khai áp dụng có hiệu quả
Qua kết quả kiểm toán năng lượng, nhóm thực hiện nhiệm vụ đã đưa ra một số giải pháp triển khai áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Giải pháp đối với hệ thống chiếu sáng trường học và cơ sở y tế:
Thay thế bóng đèn huỳnh quang, compact... bằng bóng đèn LED tại Trường học Đại học Quảng Bình và Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới. Kết quả đo độ rọi tại các khu vực đều đạt so với TCVN 7114- 1:2008. Đồng thời, mật độ công suất chiếu sáng (LPD) đều đạt so với QCVN 09:2017/BXD.
- Giải pháp đổi với hệ thống chiếu sáng công cộng:
+ Giới thiệu bộ bóng đèn LED có tính năng dimming đang được sử dụng nhiều cho chiếu sáng công cộng tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.
+ Giới thiệu hệ thống điều khiển chiếu sáng công cộng thông minh sử dụng bóng đèn LED.
- Giải pháp đối với động cơ điện:
Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới đã lắp đặt biến tần cho hệ thống bơm khu xử lý nước thải. Nhờ được trang bị biến tần điều khiển tốc độ quay của động cơ bơm theo yêu cầu công nghệ nên làm giảm điện năng tiêu thụ và đảm bảo tuổi thọ động cơ sẽ tốt hơn và hệ số công suất trung bình cao. Các cơ sở y tế khác có thể áp dụng để triển khai.
Nhiệm vụ sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Kiểm định, kiểm toán năng lượng và đề xuất các giải pháp đổi mới công nghệ nhằm đảm bảo quản lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2”, đã đánh giá tình hình tiêu thụ năng lượng và suất tiêu hao năng lượng để đưa ra hiệu quả sử dụng năng lượng của các cơ quan, đơn ỵi được khảo sát, từ đó giúp cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị có cái nhìn tổng thể về thực trạng sử dụng năng lượng tại cơ quan, đơn vị mình. Đặc biệt, các số liệu đo về các thiết bị, dây chuyền công nghệ là cơ sở khoa học và thực tiễn để cơ quan, đơn ỵi đánh giá được hiện trạng, hiệu suất hoạt động của các thiết bị, dây chuyền công nghệ. Từ đó, xác định được những lãng phí năng lượng hiện tại và lượng hóa tiềm năng tiết kiệm năng lượng bằng việc thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng đã được đề xuất.
ThS. LÊ VĂN LẬP
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình