Ngày 06/05/2024
Đồng Nai ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2022 – 2030  -  Sắp diễn ra Giải chạy “Race for Green Life - Lối sống xanh cho một tương lai bền vững”  -  Ngành Công Thương triển khai đồng bộ giải pháp hiện thực hóa cam kết tại COP 26  -  Ba ưu tiên tài trợ chống biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á  -  Cải thiện nồi hơi giúp giảm gần 1,3 tỷ đồng chi phí nhiên liệu năm tại Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi  

Tiêu dùng bền vững

Triển lãm “Tiêu dùng xanh - Cùng sống lành”

12:42 - 21/07/2023

Sáng 21/7, tại Hà Nội, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức lễ khai mạc  triển lãm “Tiêu dùng xanh - Cùng sống lành”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chương trình “Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững trong hệ thống phân phối hiện đại”, thuộc Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 – 2030.

Ngày 24 tháng 06 năm 2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 889/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 nhằm phát triển kinh tế hiệu quả; bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo và tái cơ cấu nền kinh tế; thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững được triển khai đồng bộ, tập trung vào các hành động có tính đột phá, bổ sung, đồng thời gắn kết các nội dung vào các chương trình liên quan.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, đặc biệt, sau thời kỳ dịch bệnh Covid-19, hành vi tiêu dùng của người dân có sự thay đổi theo xu hướng hiện đại, từ việc mua sắm hàng ngày ở các chợ truyền thống chuyển sang mua sắm khối lượng lớn ở các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm hoặc thông qua các sàn thương mại điện tử. Cùng với đó, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, thu nhập của người dân ngày càng cao hơn cũng đang góp phần đẩy mạnh xu hướng mua sắm hiện đại. Thực tế trên cho thấy, hệ thống phân phối hiện đại đang có tác động đáng kể tới hành vi tiêu dùng của người dân.

Sự kiện có sự tham gia của các đại biểu, chuyên gia đến từ Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Sở Công Thương TP. Hà Nội, Tổng cục Quản lý Thị trường, Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), đại điện các doanh nghiệp,...

Nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững, sáng 21/07, tại Hà Nội, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phối hợp với Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức khai mạc triển lãm “Tiêu dùng xanh - Cùng sống lành”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chương trình “Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững trong hệ thống phân phối hiện đại”, thuộc Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 – 2030.

Phát biểu khai mạc, ông Lê Triệu Dũng - Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết: “Triển lãm sẽ trưng bày, giới thiệu các mô hình thực tiễn về sản xuất bền vững; chia sẻ, hướng dẫn thực hành tiêu dùng bền vững, đồng thời tổ chức các phiên trao đổi, thảo luận mở, có sự tham gia của các nhân vật truyền cảm hứng để nâng cao nhận thức và tăng cường hành động của toàn thể xã hội đối với hoạt động sản xuất, tiêu dùng bền vững. Đây sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp tăng cường kết nối kinh doanh, người tiêu dùng có cơ hội trải nghiệm thực tiễn các sản phẩm bền vững và các cơ quan quản lý, các tổ chức, hiệp hội có sự trao đổi, chia sẻ và đề xuất các sáng kiến, giải pháp để thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững.

Ông Lê Triệu Dũng - Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát biểu khai mạc Triển lãm

Trong khuôn khổ sự kiện, đã diễn ra phiên thảo luận “Xây dựng ý thức cộng đồng hướng tới tiêu dùng bền vững” của các đại biểu, chuyên gia đến từ Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Tổng cục Quản lý Thị trường, Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), Tập đoàn Central Retail…để thảo luận các vấn đề về xu hướng sản xuất tiêu dùng, bền vững tại Việt Nam, rác thải nhựa và những vấn đề cảnh báo; về vai trò của hệ thống phân phối hiện đại trong thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững…

Nhiều vấn đề về xu hướng sản xuất tiêu dùng, bền vững tại Việt Nam đã được thảo luận tại Sự kiện

Chương trình “Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững trong hệ thống phân phối hiện đại” là cơ hội để nắm bắt tình hình thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp, mức độ nhận biết của người tiêu dùng về các sản phẩm xanh, sản phẩm thân thiện môi trường. Doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu và kết nối với các mô hình, đối tác sản xuất xanh, tăng cường giới thiệu, mở rộng phạm vi sản xuất, kinh doanh. Tạo cơ hội để người tiêu dùng có thể trải nghiệm các sản phẩm tiêu dùng xanh, tham gia các hoạt động tương tác để nâng cao kiến thức và nhận thức về tiêu dùng bền vững, về vai trò của người tiêu dùng trong quá trình thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững. 

Chuỗi các hoạt động chương trình “Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững trong hệ thống phân phối hiện đại” sẽ diễn ra đến hết ngày 23/7/2023, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long, 222 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.

Một số hình ảnh đáng chú ý:

Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Chương trình

Ban tổ chức trao kỷ niệm chương cho các đơn vị đồng hành cùng Chương trình

Đại biểu tham quan các gian hàng tại Triển lãm

Theo khảo sát mới đây của Nielsen Việt Nam, 80% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có cam kết “xanh” và “sạch”, sản xuất từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường. Để cạnh tranh, xu hướng “xanh hóa” trong xây dựng thương hiệu ngày càng phổ biến, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm đảm bảo yếu tố “xanh” và “sạch”, xây dựng thương hiệu xanh gắn với phát triển bền vững. Tuy nhiên, các thương hiệu có cam kết “xanh” và “sạch” hiện có mức tăng trưởng chỉ khoảng 4%/năm. 

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mạnh hơn vào khâu chế biến, đa dạng hóa sản xuất, liên kết với nhau tạo thành phong trào sản xuất các sản phẩm hữu cơ và phát triển rộng khắp cả nước. Tuy nhiên, sự xuất hiện của sản phẩm xanh trong hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam vẫn còn chừng mực và khiêm tốn.

Sự chỉ đạo của các Bộ, ban, ngành và sự tích cực của các doanh nghiệp đã góp phần tích cực, thúc đẩy “tiêu dùng xanh”, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc sử dụng các sản phẩm sinh thái, túi nilon sinh thái, 3R (Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế). Tuy nhiên, phần lớn mới chỉ dừng lại ở những hoạt động đơn lẻ, chưa kết nối với nhau, phạm vi tác động hẹp, chưa có tính phổ biến và tính bền vững. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh truyền thông hơn nữa nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người tiêu dùng trong việc sản xuất, tiêu dùng bền vững là điều bức thiết hiện nay.

Tố Quyên