Ngày 20/05/2024
Đồng Nai ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2022 – 2030  -  Sắp diễn ra Giải chạy “Race for Green Life - Lối sống xanh cho một tương lai bền vững”  -  Ngành Công Thương triển khai đồng bộ giải pháp hiện thực hóa cam kết tại COP 26  -  Ba ưu tiên tài trợ chống biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á  -  Cải thiện nồi hơi giúp giảm gần 1,3 tỷ đồng chi phí nhiên liệu năm tại Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi  

Tiêu dùng bền vững

Phê duyệt Quy hoạch xử lý chất thải rắn TP. HCM đến năm 2025

10:31 - 15/11/2018
Ngày 06 tháng 11 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1485/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xử lý chất thải rắn TP HCM đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, phạm vi nghiên cứu trực tiếp theo ranh giới hành chính TP. Hồ Chí Minh với diện tích 2.095,6 km2 (bao gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành). Phạm vi nghiên cứu gián tiếp của TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc vùng TP, Hồ Chí Minh gồm: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang với diện tích khoảng 30.404 km2, dân số khoảng 18 triệu người.
Các loại hình chất thải rắn cần nghiên cứu trong Quy hoạch xử lý chất thải rắn TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm chất thải rắn thông thường và nguy hại phát sinh từ các nguồn: Chất thải rắn sinh hoạt (bao gồm chất thải rắn sinh hoạt của dân cư và các khu vực công cộng); chất thải rắn công nghiệp (nguy hại và thông thường); chất thải rắn y tế (nguy hại và thông thường); chất thải rắn xây dựng; bùn thải từ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải (bao gồm rác thải, bùn trên các kênh mương), bùn thải từ nhà máy nước và phân bùn bể phốt (bùn cặn).
Ảnh minh họa
Mục tiêu của lập quy hoạch là đề xuất giải pháp giảm thiểu chất thải rắn phát sinh tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế; đề xuất mạng lưới trạm trung chuyển đảm bảo phục vụ mang tính liên quận/huyện với công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của Thành phố theo từng giai đoạn; đề xuất các công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến, hạn chế chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất, kinh phí xây dựng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn trên toàn Thành phố; giải quyết các vấn đề tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất thải rắn Thành phố hiện nay; nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp chất thải rắn, cải thiện chất lượng môi trường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững đô thị. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải rắn, hình thành lối sống thân thiện với môi trường; thiết lập các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính, nguồn lực cho quản lý nhà nước về chất thải rắn; nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định về quản lý chất thải rắn của người dân. Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch nhằm đảm bảo sự phối hợp của các cơ quan, ban hành, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải và người dân trong dây chuyền khép kín của công tác quản lý chất thải rắn, tránh để lợi ích riêng ảnh hưởng đến công tác xử lý chất thải rắn toàn đô thị; làm cơ sở pháp lý để triển khai công tác quy hoạch chi tiết, xây dựng dự án, chuẩn bị đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
Nội dung quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 gồm: xác định phân vùng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thành phố và liên vùng (nếu có); xác định phương thức thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; xác định vị trí, quy mô các trạm trung chuyển, cơ sở xử lý và chân lấp chất thải rắn; xác định khoảng cách ly an toàn vệ sinh môi trường, hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của các trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải rắn theo từng giai đoạn quy hoạch...
Văn phòng SXSH và STDBV tổng hợp