Ngày 21/05/2024
Đồng Nai ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2022 – 2030  -  Sắp diễn ra Giải chạy “Race for Green Life - Lối sống xanh cho một tương lai bền vững”  -  Ngành Công Thương triển khai đồng bộ giải pháp hiện thực hóa cam kết tại COP 26  -  Ba ưu tiên tài trợ chống biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á  -  Cải thiện nồi hơi giúp giảm gần 1,3 tỷ đồng chi phí nhiên liệu năm tại Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi  

Tiêu dùng bền vững

Túi nilon từ bột ngô – Đón đầu xu hướng tiêu dùng “xanh”

13:54 - 26/10/2018
Vì rẻ, lại được phát miễn phí nên con người cứ ung dung thải túi nilon tràn lan ra môi trường. Có thể thấy thông thường một chiếc túi nilon sẽ phải mất từ 500 – 1.000 năm mới có thể tự phân hủy nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Mới đây Công ty An Phát Holdings đã đầu tư nghiên cứu và sản xuất thành công túi nilon làm từ bột ngô – một sản phẩm thân thiện với môi trường, tự hủy chỉ sau 1 năm.
Với tốc độ sử dụng túi nilon kinh hoàng như hiện nay, con người đang phải trả giá khi môi trường sống đang bị ô nhiễm trầm trọng. Tuy nhiên cùng là túi nilon nhưng nếu con người chọn sử dụng loại túi tự hủy, thân thiện với môi trường thì nguy cơ ô nhiễm môi trường sẽ được ngăn chặn ngay từ đầu. An Phát Holdings  đã nhận ra vấn đề này và đi tiên phong trong phát triển túi nilon tự hủy làm từ bột ngô.
Bà Nguyễn Lệ Hằng – Phó Tổng Giám đốc An Phát Holdings – Giám đốc Phát triển bền vững của An Phát cho biết quyết định sản xuất túi nilon thân thiện với môi trường xuất phát từ nhu cầu sử dụng túi, bao bì màng mỏng, màng phức… làm từ các vật liệu thân thiện với môi trường của các khách hàng, đối tác của An Phát. Gần 4 năm sau khi được chuyển giao công nghệ, hiện An Phát đã sản xuất thành công  túi nilon tự hủy, thân thiện với môi trường.
Một số sản phẩm túi nilon tự hủy của An Phát
Các túi nilon làm từ bột ngô của An Phát được polymer hóa, nhựa PBAT… nên có đặc tính ưu việt là có thể tự phân hủy hoàn toàn trong vòng 1 năm chôn dưới đất, rất thân thiện với môi trường. Đặc biệt do nguyên liệu sản xuất là ngô nên sau khi phân hủy, các túi nilon này trở thành một nguồn dinh dưỡng rất tốt cho đất, nước.
Bà Hằng cho biết hiện nay trên thế giới đã có nhiều quốc gia cấm hẳn việc sử dụng túi nhựa như Anh, Canada, Nhật Bản, Hoa Kỳ…và đây sẽ là những thị trường vô cùng tiềm năng của An Phát thời gian tới. Trong dài hạn, túi tự hủy sẽ là sản phẩm chủ lực của An Phát; đến 2019 dự kiến doanh thu của Công ty sẽ tăng gấp đôi so với hiện tại (khoảng hơn 4.000 tỷ đồng) và sản lượng đạt khoảng 8.000 tấn/tháng.
Cũng theo bà Hằng, do đang trong giai đoạn tiền sản xuất, chi phí sản xuất lại cao hơn gấp 2-2,5 lần so với túi nilon thông thường dẫn đến giá thành túi nilon làm từ bột ngô vẫn còn cao. Gía thành cao cùng với thói quen sử dụng túi nilon thông thường của người Việt vô hình chung đã trở thành rào cản khiến các sản phẩm “xanh”, thân thiện môi trường của An Phát vẫn chưa hấp dẫn được thị trường nội địa. “Để túi nilon làm từ bột ngô trở nên gần gũi hơn với người tiêu dùng Việt, rất cần chính sách hỗ trợ của nhà nước, sự chung tay của cơ quan quản lý cũng như sự ủng hộ của các doanh nghiệp, nhà phân phối trong nước” – bà Hằng nhấn mạnh.
Mới đây, Bộ Tài chính vừa công bố Dự thảo sửa đổi Luật Thuế bảo vệ môi trường, trong đó nilon sẽ bị nâng khung mức thuế lên 80.000 đồng/kg thay vì 40.000 đồng/kg như hiện nay; kéo theo giá các loại túi nilon thông thường trên thị trường sẽ tăng mạnh lên mức 100.000 – 120.000 đồng/kg. Nếu Dự thảo được thực thi sẽ mang đến cơ hội lớn cho An Phát và các sản phẩm túi tự huỷ vì khi đó giá thành sản phẩm sẽ tương đương với túi nilon thông thường.
Theo Bizc