Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ năm, 07/11/2024 | 14:44 GMT+7

Sản xuất bền vững

Hội nghị trực tuyến của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016

30/12/2015

<p style="margin-bottom: 10px; line-height: 18px; text-align: justify; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 12px; font-style: normal; font-variant: normal; font-weight: normal;">Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì. Tham dự hội nghị có các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị: Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ; Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; các đồng chí Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ: Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh, Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh, cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Ở đầu cầu tỉnh ta, dự hội nghị có các đồng chí: Đoàn Hồng Phong, Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban TVTU: Nguyễn Viết Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Ngô Gia Tự, Giám đốc Sở KH và ĐT; các đồng chí TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Trần Lê Đoài; Bạch Ngọc Chiến; đồng chí Trần Lương Bằng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.</p><table align="center" class="image center" width="450" style="border-collapse: collapse; width: 452px; color: rgb(0, 68, 136); margin-top: 5px; margin-bottom: 5px; line-height: 18px; background-image: initial; background-color: rgb(238, 238, 238);"><tbody><tr><td style="text-align: center;"><img align="middle" alt="Đồng chí Đoàn Hồng Phong, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh dự hội nghị." src="http://baonamdinh.com.vn/dataimages/201512/original/images1211680_1.jpg" style="width: 450px; height: 253px;"></td></tr><tr><td class="image_desc" style="text-align: justify; padding: 5px;"><em>Đồng chí Đoàn Hồng Phong, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh dự hội nghị.</em></td></tr></tbody></table><p style="margin-bottom: 10px; line-height: 18px; text-align: justify; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 12px; font-style: normal; font-variant: normal; font-weight: normal;">Năm 2015, tình hình kinh tế - xã hội cả nước tiếp tục chuyển biến, đạt được những kết quả tích cực; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, phục hồi tăng trưởng trong tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu; tốc độ tăng trưởng GDP ước cả năm đạt 6,68%, cao nhất trong 8 năm qua; cao hơn mức đã báo cáo Quốc hội (khoảng 6,5%) và cao hơn mục tiêu đề ra là 6,2%. Năm 2016 là năm đầu tiên của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020, đất nước có nhiều sự kiện chính trị trọng đại như: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, bầu cử Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp... Với nhiều thuận lợi nhưng cũng còn những khó khăn tiềm ẩn, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2016 là: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu dưới 5%; tốc độ tăng giá tiêu dùng dưới 5%. Tổng&nbsp;vốn đầu tư phát triển&nbsp;toàn xã hội khoảng 31% GDP; tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP giảm 1,5%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1,3-1,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo là 53%; số giường bệnh trên một vạn dân là 24,5 giường; tỷ lệ dân số tham gia BHYT là 76%; tỷ lệ KCN, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 85%; tỷ lệ che phủ rừng là 41%. Để thực hiện và hoàn thành mục tiêu trên, dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2016 nêu 9 nhóm mục tiêu, giải pháp chủ yếu là: giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh phát triển KH và CN; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp; tạo chuyển biến căn bản về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và bảo đảm trật tự an toàn xã hội...</p><p style="margin-bottom: 10px; line-height: 18px; text-align: justify; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 12px; font-style: normal; font-variant: normal; font-weight: normal;">Sau khi nghe ý kiến đề xuất, đóng góp vào dự thảo Nghị quyết của các địa phương, phát biểu của các bộ, ngành Trung ương, các đồng chí Phó Thủ tướng, kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải nỗ lực phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP năm 2016 cao hơn năm 2015 (khoảng 6,7% trở lên), đồng thời chăm lo tốt đời sống nhân dân. Thủ tướng nêu rõ, thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2016 trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với thế giới, cạnh tranh trong kinh tế thị trường ngày càng quyết liệt (đến thời điểm này chúng ta đã ký hiệp định thương mại tự do với tổng cộng 55 nước trên thế giới). Bên cạnh đó tình hình kinh tế, chính trị, an ninh thế giới diễn biến khó lường, cộng thêm tình hình phức tạp tại Biển Đông. Do vậy, Chính phủ, chính quyền các cấp phải nỗ lực, ra sức phát huy những kết quả đã đạt được, những kinh nghiệm hiệu quả, hạn chế, khắc phục các khó khăn thách thức, biến thách thức thành thuận lợi. Trên cơ sở nắm chắc, phân tích và dự báo đúng diễn biến tình hình, đề ra các chủ trương, giải pháp đúng đắn, kịp thời, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra trong năm 2016. Về các nhóm giải pháp để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2016, bên cạnh các nhóm giải pháp đã nêu trong dự thảo Nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Trước tiên cần phải kiểm soát tốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược; đẩy nhanh tái cơ cấu kinh tế; ngoài ra phải tiếp tục quan tâm đến các lĩnh vực văn hóa, an sinh xã hội, y tế, giáo dục, môi trường, giảm nghèo… Tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả 2 chương trình mục tiêu quốc gia về NTM và giảm nghèo bền vững ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2016. Yêu cầu các bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục tìm giải pháp để huy động tăng thêm nguồn lực cho chương trình NTM. Điểm quan trọng nữa là cần phải phát huy quyền làm chủ của người dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, giải quyết kịp thời các nhu cầu nguyện vọng của dân, của doanh nghiệp, huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển. Nâng cao năng lực, trách nhiệm quản lý và tổ chức triển khai thực hiện sâu sát, cụ thể, quyết tâm thực hiện và hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2016./. (nguồn Báo Nam Định)</p>