Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ sáu, 22/11/2024 | 19:17 GMT+7

Tin hoạt động

Hội thảo “Xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu”

05/12/2016

Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương: Xây dựng, rà soát sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khuyến công của địa phương phù hợp với Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công; phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành và UBND cấp huyện đối với hoạt động khuyến công trên địa bàn; chỉ đạo xây dựng chương trình khuyến công đến năm 2020 để phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện; quan tâm bố trí kế hoạch vốn từ nguồn ngân sách địa phương cho các hoạt động khuyến công địa phương; xây dựng, kiện toàn tổ chức khuyến công trên địa bàn; chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng về chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương.

Bộ Công Thương cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện chương trình; thực hiện báo cáo định kỳ về hoạt động khuyến công trên địa bàn.

ối với doanh nghiệp, mục đích cơ bản của một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị cao và bền vững cho các khách hàng, cho doanh nghiệp và các cổ đông. DN coi đó là một công cụ quản lý có thể tạo ra giá trị trong kinh doanh. Và một trong những cách thức để đạt được điều này là xây dựng một thương hiệu mạnh: Có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh. Hơn nữa, thương hiệu mạnh cũng có sức hút rất lớn với thị trường mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường, thu hút nhân tài và thu hút khách hàng tiềm năng, thậm chí còn thu hút cả khách hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh.

Đối với cộng đồng, Thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản quốc gia, khi thâm nhập thị trường quốc tế thương hiệu hàng hóa thường gắn với hình ảnh quốc gia thông qua nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, đặc tính của sản phẩm. Một quốc gia càng có nhiều thương hiệu nổi tiếng thì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế càng cao, vị thế quốc gia đó càng được củng cố trên trường quốc tế tạo điều kiện cho việc phát triển văn hoá-xã hội, hợp tác giao lưu quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới.

Cũng tại Hội thảo các đại biểu cũng đã được nghe ý kiến phát biểu của Lãnh đạo ở các địa phương; các ý kiến của đại diện các doanh nghiệp chia sẽ kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, đăng ký - bảo hộ thương hiệu sản phẩm, trong đó có những khó khăn vưóng mắc đề xuất, kiến nghị cần được tháo gỡ. Hội thảo cũng được nghe ý kiến của các chuyên gia, chuyên ngành giải đáp các kiến nghị của đại biểu và doanh nghiệp, cùng các nội dung cần tư vấn hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn.

Tối cùng ngày, Lãnh đạo Cục Công nghiệp địa phương cùng đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre cũng đã tham dự và cắt băng khai mạc Hội chợ hàng Công nghiệp nông thôn năm 2016 tại tỉnh Bến Tre. Hội chợ có sự tham gia của 120 tổ chức, doanh nghiệp, với hơn 300 gian hàng gian hàng.