Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ năm, 21/11/2024 | 18:31 GMT+7

Tiêu dùng bền vững

Thích ứng xu hướng tiêu dùng thân thiện môi trường

20/11/2023

Nhà máy Tetra Pak (VSIP II - Bình Dương) vừa đưa ra thông tin về những bằng chứng rằng tập đoàn này đang nỗ lực triển khai các giải pháp công nghệ để có thể giúp khám phá nguồn dinh dưỡng mới nhằm bắt kịp xu hướng của người tiêu dùng (NTD).
Theo báo cáo Chỉ số Tetra Pak 2023, NTD hiện đang cân nhắc nhiều về môi trường bên cạnh sức khỏe cá nhân khi mua thực phẩm. Những NTD quan tâm đến môi trường này được gọi là Climatarians - người chỉ sử dụng loại thực phẩm có ảnh hưởng ít nhất tới môi trường và họ sẵn sàng điều chỉnh thói quen ăn uống để bảo vệ trái đất.
Cam kết này được đưa ra dựa trên một cuộc khảo sát do Công ty Nghiên cứu thị trường toàn cầu IPSOS thực hiện tại 10 quốc gia trên thế giới, tiết lộ rằng sự tiện lợi không còn là ưu tiên hàng đầu nữa. Trong một sự thay đổi đáng chú ý của các quan điểm cố hữu trước đây, 70% NTD sẵn sàng hy sinh sự tiện lợi để có được các sản phẩm lành mạnh hơn. Theo đó, xu hướng ăn uống thân thiện với môi trường được kỳ vọng sẽ gia tăng do tác động của biến đổi khí hậu ngày càng lan rộng, đồng thời NTD mong đợi các nhà sản xuất thực phẩm cung cấp các sản phẩm vừa tốt cho sức khỏe vừa bền vững.
Phát triển bền vững vẫn là cốt lõi trong chiến lược của Tetra Pak
Ông Adolfo Orive, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tetra Pak, cho biết: “Những phát hiện trong báo cáo Chỉ số Tetra Pak năm nay đã phản ánh định hướng mà chúng tôi theo đuổi trong vài năm qua nhằm giảm lượng khí nhà kính trong ngành công nghiệp thực phẩm và làm cho hệ thống thực phẩm trở nên bền vững và bền bỉ hơn. Ở nhiều khu vực trên thế giới, người dân dựa vào các sản phẩm như sữa và nước ép để có nguồn dinh dưỡng hàng ngày. Vì vậy, việc tối ưu hóa chuỗi giá trị của họ thông qua các đổi mới trong khâu tìm nguồn cung ứng, đóng gói, chế biến và phân phối là rất quan trọng. Đó cũng là những khâu chúng tôi đã và đang đóng vai trò tích cực cùng với khách hàng và nhà cung cấp của mình”.
Ông Adolfo Orive nhấn mạnh: “Xét đến việc thế giới sẽ cần thêm 60% thực phẩm vào năm 2050, chúng tôi đang hoàn thiện những nỗ lực này thông qua các công nghệ có thể giúp khám phá nguồn dinh dưỡng mới - từ các nguồn thực vật mới đến các nguồn protein thay thế được sản xuất bằng quá trình lên men sinh khối và lên men chính xác. Cả hai lĩnh vực này đều rất quan trọng trong việc góp phần hướng tới sự bền vững của hệ thống thực phẩm”.
NTD đã sẵn sàng đón nhận những đổi mới nhằm cải thiện cách chúng ta sống và ăn uống khi 62% tin rằng công nghệ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một tương lai bền vững hơn. “Chỉ có thông qua nỗ lực không ngừng và tận dụng sự hợp tác để khám phá mọi cơ hội tiềm năng, chúng ta mới tìm ra giải pháp cho những thách thức của hệ thống thực phẩm hiện tại”, ông Adolfo chia sẻ.
Tại Việt Nam, các sáng kiến bền vững của Tetra Pak đã đạt được những thành tựu đáng kể trong ba lĩnh vực chính là bảo vệ thực phẩm. thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và chống biến đổi khí hậu. Công ty là đơn vị đầu tiên trong ngành sản xuất bao bì tại Việt Nam đạt chứng nhận BRCGS hạng AA+.
Khoản đầu tư 1,2 triệu euro vào Công ty giấy Đồng Tiến đã giúp Đồng Tiến nâng cao chất lượng nguyên liệu tái chế và tăng công suất tái chế lên gấp đôi, gần 17,000 tấn/năm.
Không chỉ vậy, 339 tấn vỏ hộp giấy đã được thu gom cho tái chế nhờ sang kiến hợp tác với Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) thúc đẩy hoạt động thu gom thông qua mô hình thu mua ở khu vực phía Nam.
Khoảng 4,3 tấn vỏ hộp giấy khác được thu gom trực tuyến qua ứng dụng VECA tại 18 quận của TP.HCM. Công ty cũng lắp đặt thành công các tấm năng lượng mặt trời trên diện tích 5.900m2 mái của Nhà máy sản xuất bao bì Tetra Pak Bình Dương, giúp giảm phát thải 700 tấn CO2 mỗi năm.
Theo: Báo Bình Dương