Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ sáu, 22/11/2024 | 01:27 GMT+7

Tiêu dùng bền vững

Sản xuất màng phủ sinh học tự phân hủy phát triển nông nghiệp bền vững

16/09/2021

ThS. Bùi Văn Tú và các cộng sự tại Trường Đại học Sao Đỏ đã nghiên cứu và sản xuất thành công màng phủ sinh học tự hủy (MSHTPH) phục vụ sản xuất rau màu trên địa bàn thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

So với sử dựng màng PE thông thuường, màng phủ sinh học tự hủy thu được năng suất cao hơn và thân thiện môi trường
Màng phủ tự hủy sinh học được làm từ các vật liệu phân hủy sinh học. Nó được cấu trúc từ các vật liệu từ nhựa poly tổng hợp. Các vật liệu phân hủy sinh học như nhựa poly tổng hợp sẽ tích hợp vả phân rã trực tiếp vào đất. Sử dụng màng phủ sinh học tự hủy sẽ không tạo ra các chất thải để xử lý sau khi kết thúc mùa vụ, tiết kiệm khoảng thời gian, công sức cho việc thu gom màng phủ. 

ThS Bùi Văn Tú cho biết, màng phủ sinh học tự hủy rất thân thiện với môi trường, giúp giảm thiểu rác thải nhựa và giúp giảm khâu làm cỏ cho bà con nông dân trong quá trình trồng rau màu. Sau quá trình nghiên cứu, nhóm thực hiện đã xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất màng phủ sinh học tự phân hủy và áp dụng vào thực tế. 

Mô hình áp dụng MSHTPH thu được năng suất với dưa hấu là 35,90 tấn/ha, dưa lê là 23,50 tấn/ha, cà chua là 57,33 tấn/ha cao hơn khi sử dụng màng PE; 23,50 tấn/ha; 57,33 tấn/ha; Với màng phủ PE thông thường năng suất với dưa hấu là 35,70 tấn/ha, dưa lê là 23,20 tấn/ha, cà chua là 56,99 tấn/ha.

Về hiệu quả kinh tế, việc sử dụng màng phủ sinh học tự phân hủy cho lợi nhuận đối với cây dưa hấu trên 199 triệu đồng/ha; dưa lê cho hiệu quả trên 196 triệu đồng/ha và mô hình trên cà chua lãi 593,4 triệu đồng/ha.

Kết quả cho thấy, đầu tư dùng màng sinh học tự phân hủy cao hơn so với màng không phân hủy và các màng phân hủy có trên thị trường nhưng ở cùng chế độ chăm sóc, năng suất của quả thu được ở màng sinh học tự phân hủy cao hơn, chất lượng quả tốt hơn và thân thiện với môi trường, thuận tiện trong sản xuất nông nghiệp lâu dài.
Hà Trần