Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ năm, 07/11/2024 | 17:13 GMT+7

Sản xuất bền vững

Trái phiếu xanh - động lực thúc đẩy chuyển đổi kinh tế xanh toàn cầu

15/09/2021

Nhiều quốc gia phát hành trái phiếu xanh nhằm đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho chuyển đổi kinh tế xanh toàn. 
Ngày 7/9/2021, Chính phủ Tây Ban Nha phát hành đợt trái phiếu xanh đầu tiên, mở đường cho sự hoạt động của thị trường trái phiếu này trong thời gian tới. Giới chức nước này cho biết trái phiếu xanh kỳ hạn 20 năm được kỳ vọng sẽ giúp đất nước huy động khoảng 5 tỷ EUR, tương đương 6 tỷ USD cho việc phát triển các dự án xanh tại thị trường trong nước. 
Theo Bộ Tài Chính Tây Ban Nha (IFR), trong cuộc họp vào tháng bảy vừa qua, khoảng 38,5 tỷ EUR trái phiếu xanh đã được các nhà đầu tư đăng ký. Theo kế hoạch IFR sẽ phát hành nhiều đợt trái phiếu như vậy trong tháng 9.
Tây Ban Nha là quốc gia tiếp theo gia nhập câu lạc bộ các nền kinh tế Châu Âu phát hành trái phiếu xanh trong năm nay. Trước đó, Đức tiếp tục mở đợt chào bán trái phiếu xanh vào ngày 8/9. Chính phủ Anh cũng tiết lộ kế hoạch sớm bán loại trái phiếu có lợi cho phát triển kinh tế xanh sau cuộc họp với các ngân hàng vào ngày 20/9.
Mục đích các Chính phủ nhằm tăng cường nhu cầu vốn rất lớn cho phát triển các dự án và tài sản xanh, như năng lượng tái tạo. Điều này đặc biệt cần thiết trong bối cảnh các nền kinh tế cần nhanh chóng phục hồi xanh sau ảnh hưởng của Covid-19.
Phát triển thị trường tài sản xanh, trong đó có trái phiếu xanh nhằm mở rộng nguồn vốn chuyển đổi kinh tế xanh.
Cùng xu hướng đó, tại Việt Nam, Chính phủ đã có những chính sách cụ thể nhằm "mở rộng đường" cho phát triển thị trường sản phẩm tài chính xanh, trong đó có trái phiếu xanh. Theo định hướng đó, tháng 4 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), phối hợp với Tổ chức tài chính quốc tế IFC, tổ chức hội nghị hướng dẫn phát hành loại trái phiếu xanh. 
Theo hướng dẫn, doanh nghiệp từ tất cả các lĩnh vực thuộc nền kinh tế từ năng lượng, quản lý chất thải, ô nhiễm, tài chính, du lịch... đều có thể tham gia phát hành trái phiếu xanh nếu đạt đủ các điều kiện cần thiết.  
Bên cạnh trái phiếu xanh, trái phiếu xã hội và trái phiếu bền vững là những loại tài sản đảm bảo khác đi kèm các dự án mang mục tiêu xã hội và phát triển bền vững. Về cơ bản, các loại tài sản đảm bảo này cũng cần tuân theo các chuẩn mực và quy trình phát hành tương tự trái phiếu thông thường. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là số tiền huy động được từ trái phiếu, doanh nghiệp phải dùng một tỷ lệ nhất định để dành đóng góp vào các mục tiêu phát triển kinh tế, khí hậu và phát triển bền vững như.
Theo báo cáo gần đây của IFC, giá trị phát hành trái phiếu xanh năm 2019 ở các thị trường đang phát triển đạt 52 tỷ USD, tăng 21% so với năm trước. Đặc biệt, trái phiếu xanh ngày càng thu hút các nhà đầu tư, tổ chức, các quỹ hưu trí, công ty quản lý tài sản... 
Chính phủ đã phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1191/QĐ-TTg). Bộ Tài Chính được giao chủ trì xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách về phát triển thị trường này. Hiện Bộ Tài Chính đang đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan để có kế hoạch phát hành trái phiếu xanh trong năm 2021.
Kim Ngân