Các mô hình tiêu dùng không bền vững là chuẩn mực sử dụng trong nhiều năm và là nhân tố tác động xấu tới môi trường, làm cạn kiệt nguồn dự trữ tài nguyên thiên nhiên, góp phần gây ra các vấn đề xã hội như nghèo đói và cản trở các nỗ lực phát triển bền vững.
Trong 50 năm qua, thống kê cho thấy dân số toàn cầu đã tiêu thụ số lượng hàng hóa và dịch vụ hơn tổng cộng tất cả các thế hệ trước gộp lại. Điều này đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhiều người, trong khi ở chiều hướng ngược lại nó đang tác động tiêu cực đến môi trường.
Các mô hình tiêu dùng không bền vững là chuẩn mực sử dụng trong nhiều năm và là nhân tố tác động xấu tới môi trường, làm cạn kiệt nguồn dự trữ tài nguyên thiên nhiên, góp phần gây ra các vấn đề xã hội như nghèo đói và cản trở các nỗ lực phát triển bền vững.
Chính vì lí do đó, vào năm 2015, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), bao gồm nhiều vấn đề phát triển xã hội, kinh tế và môi trường, dự kiến sẽ đạt được kết quả vào năm 2030. Và IEC xác định 12 trong số 17 SDGs thì việc tiêu chuẩn hóa và công việc đánh giá sự phù hợp sẽ tạo ra những tác động mạnh mẽ. Một trong những mục tiêu quan trọng này là SDG 12: Tiêu thụ và sản xuất bền vững.
Tiêu thụ bền vững khuyến khích mọi người sửa chữa điện thoại của họ thay vì loại bỏ chúng.
Hoạt động của IEC cho SDG 12
IEC có thể đóng góp hiệu quả cho một số mục tiêu mà Liên Hợp Quốc đặt ra cho SDG 12 bao gồm: Đến năm 2020, đạt được sự quản lý tốt về môi trường đối với hóa chất và tất cả các chất thải trong suốt vòng đời của chúng, theo các khuôn khổ quốc tế đã thỏa thuận, giảm đáng kể việc thải ra không khí, nước, đất để giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường; Đến năm 2030, giảm tải đáng kể việc tạo ra chất thải thông qua ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng, bên cạnh đó, đạt được sự quản lý bền vững và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;
Khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn, xuyên quốc gia áp dụng các thông lệ bền vững và tích hợp thông tin bền vững vào chu kỳ báo cáo của họ; Hỗ trợ các nước đang phát triển tăng cường năng lực khoa học và công nghệ để hướng tới các mô hình tiêu dùng, sản xuất bền vững hơn.
Nhiều ủy ban kỹ thuật (TC) của IEC phát triển các tiêu chuẩn quốc tế trong một loạt lĩnh vực công nghệ liên quan đến sản xuất bền vững. Trong số đó - danh sách không đầy đủ - TC 21: Pin và pin thứ cấp, TC 35: Pin và pin chính, TC 59: Hiệu suất của các thiết bị điện gia dụng và tương tự, TC 100: Thiết bị và hệ thống âm thanh, video và đa phương tiện, TC 105: Công nghệ pin nhiên liệu, TC 108: An toàn cho thiết bị điện tử trong lĩnh vực âm thanh/video, công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông và TC 113: Công nghệ nano cho các sản phẩm và hệ thống kỹ thuật điện.
Kiểm soát việc sử dụng chất độc hại
Tiêu chuẩn quốc tế IEC cùng Hệ thống đánh giá sự phù hợp của IEC có thể giúp kiểm soát việc sử dụng các chất độc hại trong vòng đời của thiết bị điện và điện tử.
Về mặt tiêu chuẩn hóa, IEC TC 111 liên quan đến tiêu chuẩn hóa môi trường cho các sản phẩm và hệ thống điện và điện tử. Kể từ khi thành lập năm 2004, IEC TC 111 đã công bố một số tiêu chuẩn quốc tế quan trọng liên quan đến môi trường. Một ấn phẩm quan trọng là IEC 62474 trong đó thiết lập các yêu cầu để báo cáo các chất và vật liệu có trong các sản phẩm điện, điện tử. Nó cũng tạo điều kiện cho việc chuyển và xử lý dữ liệu này bằng cách xác định một định dạng dữ liệu phổ biến áp dụng cho các trao đổi trong chuỗi cung ứng. Tiêu chuẩn đi kèm với một cơ sở dữ liệu mở được xác nhận, bao gồm một danh sách các chất, nhóm chất và các lớp vật liệu phổ biến.
Một tiêu chuẩn quan trọng khác do IEC TC 111 ban hành là IEC 62430 cung cấp các hướng dẫn để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường của thiết bị trong suốt vòng đời của chúng. Ấn phẩm định nghĩa thiết kế có ý thức về môi trường cho tất cả các sản phẩm điện và điện tử, ví dụ như vật liệu nào được sử dụng, lượng năng lượng tiêu thụ để sản xuất chúng, cũng như tốc độ tái chế của chúng.
Hà My