Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ năm, 07/11/2024 | 14:31 GMT+7

Tiêu dùng bền vững

Sử dụng túi nilon: thói quen cần thay đổi và kinh nghiệm thế giới

14/05/2020


Cần thời gian để thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Ảnh ST.
Kinh nghiệm từ thế giới 
Không thể phủ nhận những tiện ích của túi nilon. Tuy nhiên, ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy việc lạm dụng túi nilong đã và đang hủy hoại môi trường sống của con người và tự nhiên. 
Ý thức được điều này, đang ngày càng có nhiều người lựa chọn những dụng cụ thay thế túi nilong như làn nhựa hay túi cói để để đựng thực phẩm, rau xanh… 
Nhiều nơi trên thế giới, chính quyền đã áp dụng luật nhằm hạn chế sử dụng túi nilong trong mua sắm, trao đổi hàng hóa. Ở Trung Quốc, muốn sử dụng túi nilong để đựng hàng khi mua sắm trong siêu thị, người tiêu dùng phải trả thêm 1 Nhân dân tệ, tương đương 3.400 đồng.
Riêng tại Thái Lan, từ nhiều năm nay các hệ thống siêu thị 24/7 như 7- Eleven, người mua có quyền được chọn sử dụng túi đựng tự mang đi hoặc trả thêm 0,5 Bạt, tương đương 750 đồng, cho 1 túi nilon.
Thực tế cho thấy, nhiều nơi trên thế giới sau khi áp dụng thuế và những chế tài, người tiêu dùng đã nhanh chóng thay đổi thói quen sử dụng túi nilong dùng 1 lần sang túi vải hoặc chai, hộp đựng.
Điển hình như Irenland, sau khi áp dụng thuế túi nhựa từ năm 2002, sau 5 năm đã giảm 90% lượng sử dụng túi nilong. Và đến nay người tiêu dùng hầu như đã hình thành thói quen sử dụng các giải pháp thay thế túi nilong. 
Thực tế tại Việt Nam
Tại Việt Nam, túi nilon hiện được bán với giá khá rẻ, khoảng 40.000 - 50.000 đồng/kg. Mặc dù thuế đối với túi nilon tại Việt Nam đã tăng nhưng chưa đạt được hiệu quả, chưa làm thay đổi thói quen người tiêu dùng.
Theo các chuyên gia quản lý và môi trường, Việt Nam cần tính toán để tăng thuế dành cho loại hàng hóa này cũng như thêm ưu đãi cho các ngành sản xuất sản phẩm thay thế nhằm kích thích thị trường thay đổi. 
Về điều này, ông Emmanuel Cerise, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ Hợp tác quốc tế vùng Paris tại Việt Nam, chia sẻ mỗi chính sách được đưa ra dựa trên văn hóa, phong tục, tập quán và cả khả năng vận hành của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Cùng với các chính sách khác, công cụ kinh tế được xem là hiệu quả đối với Việt Nam, việc đánh thuế sử dụng túi nilon khó phân hủy cao sẽ tác động trực tiếp đến giá thành của túi nilon, giá thành cao sẽ không còn sự miễn phí nữa, khi phải bỏ tiền ra, người tiêu dùng sẽ cân nhắc hành vi của mình.
Ngoài công cụ kinh tế ra, theo ông Emmanuel Cerise, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng phải được triển khai rộng rãi cho người dân như hướng dẫn tái sử dụng túi nilon thay vì bỏ ngay sau lần đầu sử dụng.