Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ bảy, 23/11/2024 | 17:09 GMT+7

Tin hoạt động

Bảo vệ môi trường trong khách sạn thông qua quản lý tài nguyên

22/11/2012

Thực tế, có nhiều phương thức để bảo vệ môi trường trong khách sạn, tuy nhiên phương thức được nhiều khách sạn trên thế giới áp dụng nhất là Quản Lý Tài Nguyên. Quản lý tài nguyên có thể được hiểu là sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng một cách hợp lý. Về cơ bản, những tài nguyên chính được sử dụng trong khách sạn là năng lượng điện, gas, nước, các hoá chất tẩy rửa, đồ vải, thực phẩm (nếu khách sạn có cả nhà hàng). Ngoài ra còn có một số tài nguyên chiếm số lượng nhỏ khác, như đồ đặt phòng (amenities), nhiên liệu, dầu mỡ (cho máy phát điện dự phòng), v…v…

Như vậy, có thể thấy rõ, nếu những tài nguyên đó được sử dụng một các hợp lý, chi phí để trả cho việc mua những tài nguyên đó cũng được tiết giảm tương ứng, và như thế, biên lợi nhuận cũng sẽ tăng lên.

Có thể nói, các biện pháp quản lý tài nguyên khá đa dạng, tuỳ thuộc vào điều kiện của từng khách sạn, nhưng có thể tổng quát hoá bằng nguyên tắc 5R.

- Suy nghĩ lại để phòng tránh (Re-think)

- Giảm thiểu (Reduce)

- Tái sử dụng (Re-use)

- Tái chế (Recycle)

- Xử lý & Thải bỏ (Reject)

Tất nhiên, chi phí cần thiết sẽ tăng theo thứ tự của các biện pháp nêu trên.

Ví dụ:

  • Suy nghĩ lại để phơi đồ vải, tránh phải dùng điện cho máy sấy, hoặc chỉ dùng nước để lau kính trong phòng tắm (vì chủ yếu chỉ là bám bụi, không có các chất bẩn khó tẩy bám vào), tránh dùng hoá chất. Như vậy, rõ ràng là các biện pháp này không đòi hỏi chi phí đầu tư mà chỉ cần sự suy nghĩ thay đổi cách làm.
  • Để giảm điện phục vụ chiếu sáng, phải đầu tư một ít chi phí để thay thế loại đèn dây tóc bằng đèn tiết kiệm hay bố trí lại hệ thống công tắc.
  • Có thể sử dụng nước cuối của khâu giặt để xối rửa sân bãi, lau nhà, hoặc sử dụng cho các mục đích cấp thấp, phải đầu tư bể trữ.
  • Tái chế nước thải để có thể sử dụng lại cho mục đích cấp thấp (như tưới vườn cây) cần đầu tư lớn hơn để xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

Qua các minh hoạ trên, có thể thấy rằng bảo vệ môi trường thông qua quản lý tài nguyên cũng có nghĩa là quản lý từ nơi sử dụng, hay còn có thể hiểu là quản lý từ đầu nguồn.

Thực ra, có sự quan hệ rất chặt chẽ giữa các “R” nêu trên. Ví dụ, nếu phòng tránh sử dụng hoá chất tẩy rửa không thân thiện với môi trường, chi phí xử lý nước thải (tái chế) sẽ giảm rất nhiều.

Một trong những khâu quan trọng của công tác bảo vệ môi trường thông qua quản lý tài nguyên là mua sắm. Để có thể có những mua sắm được những sản phẩm phù hợp với định hướng thân thiện môi trường, cần có một chính sách hoặc định hướng mua sắm phù hợp.

Thông thường, những đề mục chính được đưa vào chính sách hoặc định hướng mua sắm gồm có:

  • Ưu tiên mua sản phẩm mà nhà cung cấp thu hồi lại bao bì hoặc sản phẩm ít bao bì: giảm thiểu chất thải;
  • Mua sản phẩm hiệu suất cao: máy điều hoà hiệu suất cao, thiết bị điện hiệu suất cao, thiết bị vệ sinh ít tốn nước - giảm thiểu tiêu thụ năng lượng;
  • Mua sản phẩm có thể tự phân huỷ được trong môi trường: các chất tẩy rửa enzyme hoặc không có gốc phosphore, lưu huỳnh…v…v… - phòng tránh các chất ô nhiễm môi trường;
  • Mua các sản phẩn không chứa các kim loại nặng hoặc các chất gây hại đến môi trường: mua pin kiềm thay cho pin có chứa thủy ngân hoặc cadmium. Mua các thiết bị lạnh hoặc các hộp xịt không chứa CFC…v…v… - phòng tránh các chất ô nhiễm môi trường;

Một vài dấu hiệu để nhận biết các sản phẩm thân thiệm với môi trường:

                                                                   

Sao năng lượng” áp dụng cho các loại thiết bị thiết bị tin học/điện tử có tính năng tiết kiệm điện

Nhãn sinh thái EU được gắn trên các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn thân thiện môi trường của EU

                                                                                             

Nhãn thân thiện môi trường áp dụng cho các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường

Áp dụng cho các loại sản phẩm/bao bì được làm từ vật liệu tái chế.

     
                                                                             

Bình hóa chất xịt không chứa CFC (CFC Free)

Dấu hiệu nhận biết tủ lạnh không chứa CFC

Nhãn màu xanh thể hiện pin không chứa thủy ngân và cadmium

Lê Hoàng Việt - Trần An