Dùng vỏ trấu làm nhiên liệu
Tại nhà máy đặt ở Ayuthaya, Thái Lan, Ajinomoto áp dụng hệ thống năng lượng sinh học, sử dụng nguồn nhiệt từ vỏ trấu để tạo ra điện và hơi nước cần thiết cho quá trình sản xuất. Vì lượng khí CO2 mà cây hấp thụ gần bằng lượng CO2 thải ra khi chúng bị đốt làm nhiên liệu, nên việc dung vỏ trấu là biện pháp “trung hòa carbon” hữu hiệu.
Nhờ chuyển từ dung nhiên liệu hóa thạch sang nhiên liệu sinh học, nhà máy giảm gần 59.000 tấn khí thải CO2 mỗi năm. Đồng thời tiết kiệm chi phí, thay vì đi mua điện thì có thể “tự cung tự cấp”, chủ động ngay cả khi mất điện đột xuất.
Để đảm bảo hệ thống này hoạt động hiệu quả, công ty Ajinomoto Thái Lan kiểm soát chặt chẽ công đoạn sản xuất nhiên liệu, từ khâu mua vỏ trấu cho đến tận dụng hiệu quả lượng trấu sau khi đốt.
“Tận thu” trong sản xuất
Thay vì đi theo mô hình sản xuất tuyến tính, nghĩa là một sản phẩm được tạo ra và sử dụng xong sẽ bị tiêu hủy, công ty Ajinomoto đi theo mô hình sản xuất tuần hoàn: tối ưu các tài nguyên, nguyên vật liệu và phục hồi, tái tạo tài nguyên, nguyên vật liệu, tái sản xuất từ những thứ đã hết hạn sử dụng.
Lấy ví dụ nhà máy Ajinomoto Brazil. Tại đây, mía là nguyên liệu chính để sản xuất bột ngọt. Quy trình sản xuất của nhà máy khai thác triệt để nguyên liệu này và tạo thêm “đồng sản phẩm” là phân bón. Phân bón được cung cấp trở lại cho các nông trại địa phương, giúp tăng năng suất nhiều loại cây hoa màu khác nhau như cà chua, nho, cà phê, mía…
Sử dụng lò hơi sinh học
Mô hình lò hơi sử dụng nhiên liệu sinh học (vỏ trấu) được Ajinomoto Brazil áp dụng rộng rãi. Nhờ đó lượng khí thải CO2 đã giảm 41%, xuống mức xấp xỉ 0. Ngoài ra, các lò hơi sinh học đáp ứng trên 80% nhu cầu sản xuất công nghiệp với chi phí thấp hơn so với nhiên liệu hóa thạch.
Đến nay, lò hơi sinh học đã được Ajinomoto đưa vào sử dụng tại 10 nhà máy trong số các nhà máy trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhà máy Ajinomoto tại Việt Nam dung lò hơi sinh học biến vỏ trấu thành năng lượng, giảm 50% lượng khí thải CO2.