Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ năm, 07/11/2024 | 20:17 GMT+7

Tin hoạt động

Con đường để Trung Quốc tăng cường điện gió

22/11/2016

Nghiên cứu dự báo rằng năng lượng gió có thể cung cấp 26% nhu cầu điện của Trung Quốc vào năm 2030.Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy Trung Quốc không nhất thiết phải xây dựng thêm điện gió ở khu vực gió mạnh nhất. Thay vào đó, cần xây dựng nhiều tua-bin gió hơn trong những khu vực có thể dễ dàng tích hợp vào hoạt động của lưới điện hiện có.

"Điện gió xây dựng tại các khu vực xa xôi, giàu nguồn gió có tính chất vật lý thuận lợi hơn, nhưng gặp hạn chế về vận hành hệ thống điện," Valerie Karplus, một giáo sư tại MIT Sloan School of Management cho biết. Những hạn chế bao gồm chi phí truyền tải lớn hơn và chi phí "cắt giảm", khi năng lượng gió có sẵn nhưng không được sử dụng.

Cùng tồn tại cùng với than đá

Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào các nguồn năng lượng tái tạo trong những năm gần đây, tuy nhiên, nước này vẫn cần phải đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực này để đáp ứng có 20% tiêu thụ năng lượng từ các nguồn nhiên liệu phi hóa thạch vào năm 2030 như đã cam kết với Hiệp định về khí hậu tại Paris năm 2015.
Trong khi một số nghiên cứu trước đây đánh giá tiềm năng năng lượng gió của Trung Quốc dựa vào môi trường tự nhiên quốc gia thì nghiên cứu của MIT lần đầu tiên nghiên cứu cách mở rộng năng lượng gió dựa trên mô phỏng hoạt động của hệ thống năng lượng của Trung Quốc.

Khi xem xét những hạn chế về vận hành, nhóm nghiên cứu của MIT đã phát hiện rằng Trung Quốc có thể chỉ sử dụng được 10% tiềm năng tự nhiên của năng lượng gió. Tuy nhiên, việc khai thác 10% đó thậm chí sẽ đủ năng lượng gió để cung cấp khoảng 26% điện vào năm 2030.

Một thách thức chính là việc tích hợp năng lượng gió vào hệ thống điện truyền thống chạy bằng than. Năng lượng gió không có liên tục (do phụ thuộc vào tần suất có gió) và đòi hỏi phải có sự linh hoạt trong vận hành hệ thống điện.

Điều đó đòi hỏi phải có sự linh hoạt trong việc cung cấp điện từ các nhà máy điện đốt than, vốn chiếm hơn 70% điện năng của Trung Quốc vào năm 2015. Tuy nhiên, Trung Quốc có những quy định xác định mức sản lượng tối thiểu đối với nhiều nhà máy điện chạy than khá cao để đảm bảo lợi nhuận của các nhà máy đó. Việc loại bớt các yêu cầu này và tạo ra lịch trình phát điện từ than linh hoạt hơn sẽ tạo ra nhiều không gian hơn cho điện gió.

"Năng lượng tái tạo đóng vai trò trung tâm trong các nỗ lực của Trung Quốc để giải quyết biến đổi khí hậu và chất lượng không khí," Da Zhang giải thích. "Trung Quốc có kế hoạch tăng đáng kể công suất điện gió trong tương lai, nhưng việc sử dụng nó và cuối cùng là đóng góp của nó vào các mục tiêu về môi trường phụ thuộc vào việc những thách thức trong việc có kết hợp loại năng lượng này vào hệ thống vốn có hay không."

Cần có chính sách mới 

Theo các nhà nghiên cứu, các chính sách mới có thể giúp tạo điều kiện gia tăng sử dụng điện gió nhưng có thể sẽ gặp khó khăn khi thực hiện. 

Karplus cho biết thêm, các quy định hiện hành vốn được thiết kế để đảm bảo lợi nhuận cho nhà sản xuất điện, chứ không phải để cạnh tranh lẫn nhau. "Chính sách hiện tại ưu tiên chia sẻ lợi ích bình đẳng giữa các bên tham gia chứ không phải đối mặt với cạnh tranh giá nghiêm ngặt". "Vì tăng trưởng về nhu cầu điện đã chậm lại trong những năm gần đây, do đó kích thước của chiếc bánh có hạn dẫn đến cuộc xung đột giữa điện gió và điện than đá". Karplus lưu ý, các nhà hoạch định chính sách tại Trung Quốc đang thử nghiệm việc sử dụng thị trường năng lượng không phụ thuộc chặt chẽ vào sử dụng hạn ngạch cho điện than, mà khuyến khích cạnh tranh đối với các hợp đồng dài hạn để vẫn cung cấp điện từ than trong khi vẫn tạo ra thị trường bổ sung để vận hành linh hoạt điện gió.

Văn phòng CPSI dịch