Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ bảy, 16/11/2024 | 14:32 GMT+7

Tin hoạt động

Nền kinh tế xanh ở Việt Nam

05/03/2015

Chiến lược tăng trưởng xanh: xu hướng trên thế giới

Theo PGS.TS.Nguyễn Thế Chinh, phó viện trưởng Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường, tăng trưởng xanh (TTX) là sự tăng tr­ưởng về kinh tế, trong khi vẫn đảm bảo giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với BĐKH. Hướng tới việc sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả hơn, tăng năng suất lao động đồng thời giảm các tác động đến môi trường. TTX lấy chính các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu làm động lực cho tăng trưởng. TTX cũng đồng thời hướng đến các mục tiêu xã hội như giảm nghèo, giảm sự bất bình đẳng.

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh ở Việt Nam đặt ra nhiệm vụ chiến lược: tăng trưởng ít phát thải các bon: tự nguyện giảm cường độ phát thải khí nhà kính (KNK) từ 8 - 10% vào năm 2020 so với mức năm 2010 và 20% nếu có hỗ trợ quốc tế; xanh hóa sản xuất nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp xanh và nông nghiệp xanh theo cơ cấu, công nghệ và thiết bị thân thiện với môi trường; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

Hiện nay nước ta đang xây dựng mẫu hướng dẫn kế hoạch hành động (KHHĐ) về TTX cấp tỉnh – PGGAP. Các bộ, ngành cũng đang xây dựng KHHĐ TTX cho ngành. Hơn 16 tỉnh, với sự hỗ trợ của UNDP, ADB, Bỉ, USAID, KOICA.... đang xây dựng KHHĐ TTX cấp tỉnh. Ban điều phối liên ngành – ICB cũng đã được thành lập để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh...

Tp.HCM đã ban hành Chương trình năng lượng xanh, trong đó xây dựng chương trình phát triển năng lượng tái tạo. Hiện đã triển khai thực hiện dự án hệ thống điện mặt trời ấp Thiềng Liềng, quy mô công suất 97,65 kw; trạm xử lý rác Gò Cát công suất 2,4 MW. Đang triển khai dự án xây dựng 2 nhà máy thu khí phát điện tại các bãi chôn lấp theo cơ chế phát triển sạch. Tp.HCM hiện đang tích cực triển khai thực hiện quá trình công nghiệp hóa sạch theo hướng tập trung ưu tiên phát triển các ngành, công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường, đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp chuyên ngành: Khu công nghệ cao, Khu công viên phần mềm Quan Trung, Khu nông nghiệp công nghệ cao.

Quá trình xoanh hóa công nghiệp còn khó khăn

Theo kết quả nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Trọng Hoài, Trường đại học kinh tế TPHCM, chỉ khoảng 30% doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có báo cáo thông tin về các hoạt động môi trường. Khoảng 28% số doanh nghiệp có áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn, đa số các doanh nghiệp này trong ngành chế biến thủy hải sản. Doanh nghiệp quy mô lớn thuộc các ngành chế biến thực phẩm, hải sản đều có đầu tư đáng kể vào công tác bảo vệ môi trường. Đây là những DN đi đầu, dẫn dắt quá trình xanh hóa của công nghiệp toàn vùng.

Ông Sử Ngọc Anh, Bí thư Quận ủy quận 5, Tp.HCM cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế phục hồi chậm, thiếu vững chắc; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh chưa cao. Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, tăng trưởng chủ yếu là theo chiều rộng, sức cạnh tranh thấp. Hoạt động xuất khẩu có tăng trưởng nhưng phần lớn mặt hàng xuất khẩu là gia công, giá trị gia tăng không cao, thiếu sản phẩm chiến lược. Bên cạnh đó, quan điểm tăng tr­ủởng xanh theo hướng phát triển bền vững chưa được quán triệt một cách nhất quán, toàn diện và sâu sắc. Các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường chưa được thể hiện rõ nét và đồng bộ. Công tác quản lý còn thiếu sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, địa phương, dẫn đến hiện tượng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các cấp, các ngành, gây khó khăn và tốn kém cho việc xây dựng kế hoạch và thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội.

Mô hình tiêu dùng của dân cư còn thể hiện việc sử dụng tiêu tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng và thải ra nhiều chất thải, chất độc hại. Mô hình này đã, đang và sẽ làm cho môi trường tự nhiên bị quá tải về lượng chất thải.