Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ sáu, 22/11/2024 | 13:50 GMT+7

Kinh tế tuần hoàn

Làm xi măng từ muối thải – kiến trúc thân thiện sinh thái

13/11/2020

Kiến trúc sư  Kenichi Teramoto và Wael Al Awar.
Khi nhìn thấy khu vực sa mạc chứa muối (sabkha) ở UAE rất rộng lớn bị bỏ qua, họ đã nảy ra ý tưởng dùng muối thải này để làm xi măng xây dựng
UAE là một trong những nước có hoạt động khử mặn lớn nhất thế giới do khan hiếm nước ngọt. Nước này tạo ra khoảng 1/5 lượng nước muối của thế giới dưới dạng sản phẩm phụ trong quá trình khử mặn, tức khoảng 28 triệu mét khối/ngày.
Nước muối chứa khoáng chất ma giê. Xi măng được đúc thành khối và sau đó đưa vào lò CO2 để đẩy nhanh quá trình sản xuất. Xi măng được kiểm tra ở UAE rồi mới được gửi tới Nhật Bản. Tại đây, khối xi măng trải qua các thí nghiệm về độ cứng và độ bền. Ngoài ra, họ cũng thiết lập thuật toán để tính toán độ an toàn của xi măng muối sẽ được dùng trong xây dựng.
Cận cảnh một khu vực sa mạc muối ở UAE. Khu vực này có các vi khuẩn có thể hấp thu CO2.
Theo Al Awar, khối xi măng đúc sẵn có thể được dùng để xây nhà một tầng, nhưng ông và kiến trúc sư Kenichi hy vọng phát triển sản phẩm hơn nữa để dùng trong xây nhà nhiều tầng.
Xi măng ma giê này có hiệu quả tương đương xi măng Portland – loại dùng canxi carbonate làm nguyên liệu thô và là xi măng phổ biến nhất trong ngành sản xuất bê tông.
Khối xi măng muối đúc sẵn do Al Awar, Kenichi và cộng sự sáng tạo.
Các khối xi măng đúc sẵn được dưa vào lò CO2.
xuất xi măng thường tốn nhiều năng lượng và thải ra nhiều khí thải độc hại. Ngành xi măng là ngành tiêu thụ năng lượng lớn thứ ba thế giới và góp 7% lượng khí thải CO2 toàn cầu. Ý tưởng sản xuất xi măng từ muối thải hướng tới kiến trúc thân thiện với sinh thái và bền vững, được đánh giá rất cao và có nhiều triển vọng.
Theo Báo Công nghiệp Môi trường