Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ hai, 25/11/2024 | 14:03 GMT+7

Tin hoạt động

Sóc Trăng: Lợi ích lớn từ ứng dụng công nghệ sạch

15/10/2012

Kể từ năm 2014, ba nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, 2, 3 sẽ trở thành nguồn phát thải khí nhà kính lớn tại Sóc Trăng. Bên cạnh đó, tuy Sóc Trăng không có nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lớn nhưng ngành chế biến thủy sản, thực phẩm, đồ uống... cũng tạo ra lượng khí thải đáng kể.

Nhằm hạn chế ảnh hưởng cua BĐKH tới phát triển kinh tế xã hội, UBND tỉnh Sóc Trăng đã triển khai chương trình ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn góp phần giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ các ngành sản xuất công nghiệp. Trong đó, tập trung vào 2 ngành chính là chế biến thủy sản và sản xuất đồ uống.

Đối với các nhà máy chế biến thủy sản, tỉnh đã triển khai nhiều quy trình sản xuất mới nhằm làm giảm mạnh lượng phát thải. Cụ thể, cải tiến công đoạn rửa khay, thay thế các khay trước đây bằng xô chứa lớn nhằm tiết kiệm đáng kể lượng nước rửa tới 25%; rửa bằng vòi phun cao áp có thể giảm đáng kể lượng nước tiêu thụ rửa thông thường sử dụng vòi không áp và thau dội nước...

Ngoài ra, quy trình mới giảm lượng chất tẩy rửa sử dụng (Chlorine, xà bông), qua đó giảm vốn đầu tư, chi phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống xưlý nước thải... Về tiết kiệm năng lượng. quy trình sản xuất mới thay thế tangpho từ bằng tangpho điện tử, thay đèn huỳnh quang T10 bằng T8...

Các doanh nghiệp còn thực hiện nhiều cải tiến khác  như thay đổi bao bì, sử dụng loại giấy đóng gói thay cho việc sử dụng bao nilon, có thể tái chế, dễ phân hủy ngoài môi trường hơn bao nilon...

Quá trình sản xuất bia tác động mạnh đến môi trường như lượng nước thải rất lớn chứa nhiều chất hữu cơ, pH cao, nhiệt độ cao... Vì vậy, trong chương trình “Ứng dụng công nghệ sạch trong sản xuất nhằm giảm lượng khí thải ra, giảm nguy cơ hiệu ứng nhà kính” tỉnh Sóc Trăng đã đưa ra hàng loạt biện pháp giúp ngành sản xuất bia sản xuất sạch hơn  từ công đoạn nấu đến lên men, chế biến như: Lựa chọn thiết bị nghiền và lọc; thu hồi dịch nha loãng; thu hồi bia tổn thất theo nấm men; giảm tiêu hao bột trợ lọc; giảm thiểu lượng bia dư; dùng công nghệ lên men nồng độ cao, giảm mức tiêu hao năng lượng; ứng dụng công nghệ mới (bao gồm cả sử dụng enzyme) để rút ngắn thời gian sản suất, tăng hiệu suất.

Ngoài ra, sử dụng các hóa chất diệt khuẩn thân thiện môi trường để khử trùng thiết bị thay vì dùng hơi nóng; kết hợp cung cấp nhiệt và phát điện (CHP)... Theo tính toán, với công suất phổ biến hiện nay là 20 triệu lít/năm, việc thực hiện sản xuất theo quy trình này có thể mang lại hiệu quả 6 tỷ đồng/năm, chưa kể đến việc giảm chi phí xử lý môi trường...

Theo đánh giá của UBND tỉnh Sóc Trăng, sau khi thực hiện các biện pháp  ứng dụng công nghệ sạch, khối lượng nguyên liệu, nhiên liệu, điện, nước tiêu thụ đều giảm. Bên cạnh đó, hơi độc, nước thải, chất thải rắn đều giảm do cải tiến, đổi mới thiết bị, tối ưu kỹ thuật… Chính vì vậy, mức ô nhiễm trong quá trình sản xuất cũng giảm đáng kể.