Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ sáu, 22/11/2024 | 13:31 GMT+7

Tin hoạt động

Việt Nam nghiên cứu thành công túi làm từ bột sắn, dai hơn nilon thường

10/04/2018

Theo đó, tỷ lệ bột sắn trong loại túi này chiếm tới 35-40%, phần còn lại là nhựa phân hủy sinh học.
 
Loại túi này có độ bền và dai hơn túi nilon thông thường với giá thành cao hơn từ 1,5 đến 2 lần. Tuy nhiên, ưu điểm nổi trội của nó là sau khi phân hủy ra đất, chúng ta có thể trồng cây tại chính khu vực này. Các nhà khoa học dự kiến sẽ phát triển rộng rãi túi nilon tự hủy bằng bột sắn này ra thị trường, thậm chí xuất khẩu ra nước ngoài.
 
Ý tưởng dùng các loại tinh bột để chế tạo túi, thay thế cho các loại túi nilon thông thường không phải đến giờ mới có, nó giúp giải quyết vấn nạn về túi nilon khó phân hủy trên toàn cầu. Giá thành của loại túi này cũng đắt hơn so với túi nilon thông thường nhưng so với các loại vật liệu khác như vải, làn nhựa,… thì lại hợp lý hơn rất nhiều lần. Vì vậy, việc phát triển nó cũng là một mục tiêu đang được đặt ra ở nhiều quốc gia. Đơn cử như trường hợp một doanh nhân trẻ ở Ấn Độ có tên Asthwash Hedge đã sử dụng nguyên liệu 100% khoai tây và tinh bột sắn để làm túi hữu cơ và đã được đưa vào sản xuất phổ biến, tiêu thụ ở nhiều thành phố của nước này..
 
Trước đó, trong năm 2017, ngay tại Việt Nam cũng đã có những ý tưởng liên quan. Cụ thể, hai em nhỏ người Huế là Nguyễn Cẩm Kiều Thanh và Nguyễn Cẩm Bình Minh đã dùng nano bạc, tinh bột sắn và bổ sung PVA (hóa chất công nghiệp), glycerol- một tác nhân loại nước qua thẩm thấu, có đặc tính hút ẩm và làm trơn để tạo ra một loại màng để làm túi. Loại túi này có ưu điểm độ bền, kháng khuẩn mà còn có khả năng phân hủy bằng phương pháp chôn ủ trong môi trường đất bằng cách theo dõi độ giảm khối lượng túi. Thời gian phân hủy của túi trong môi trường đất giảm theo từng ngày và không ảnh hưởng đến môi trường.
 
Nguồn: nguoiduatin.vn