Với những lợi ích không thể phủ nhận của năng lượng tái tạo, trong tương lai gần Việt Nam sẽ phải tích cực triển khai các hoạt động phát triển ngành tiềm năng này. Trong tháng 11, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương tổ chức Hội thảo "Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo trong thị trường điện cạnh tranh" nằm trong khuôn khổ Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô/tăng trưởng xanh do Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tài trợ.
Bên cạnh đó, để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, cần xây dựng một môi trường thuận lợi và thu hút đầu tư để ngành này phát triển. Cụ thể, phải tăng mức giá bán áp dụng cho điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo là năng lượng điện gió đồng thời đơn giản hóa thủ tục, quy trình áp dụng và triển khai hay như áp dụng biểu giá khuyến khích cho năng lượng sinh khối.
Thực tế, năng lượng tái tạo có khả năng điều chỉnh linh hoạt về quy mô, có thể điều chỉnh tăng quy mô cung cấp năng lượng tái tạo khi hòa lưới điện quốc gia. Do vậy, rất cần để hiện đại hóa lưới điện cũng như các nỗ lực để lưới điện có thể sẵn sàng kết nối với các nguồn cung năng lượng tái tạo quy mô lớn, bao gồm cả cơ sở hạ tầng và khung pháp lý cho các hợp đồng mua bán điện trực tiếp giữa các nhà sản xuất và khách hàng tiêu dùng cuối cùng.
Đất nước chúng ta có tiềm năng năng lượng tái tạo dồi dào và đa dạng, trong đó có thủy điện nhỏ, gió, mặt trờ, sinh khối, thủy triền, rác thải … với ước tính ban đầu khoảng 37.000 KW, tương đương với tổng công suất của hệ thống điện quốc gia. nguồn tiềm năng này có thể khai thác áp dụng ở nhiều quy mô khác nhau từ hộ gia đình, tới quy mô cộng đồng cung như quy mô công nghiệp.
Đặc biệt, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh tới tiềm năng sử dụng các dạng năng lượng tái tạo như gió, mặt trời trở nên khả thi về kinh tế do giá thành sản xuất điện từ các dạng năng lượng này đã giảm đáng kể trong giai đoạn 5 năm qua. Trong thời gian gần đây, giá điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời giảm rất nhanh và cạnh tranh với nhiên liệu hóa thạch.
nhu cầu về năng lượng Việt Nam sẽ tăng lên gấp 7 – 8 lần trong 20 năm tới. Trong khi đó, theo các chuyên gia, đến năm 2035 khả năng khai thác than của Việt Nam chỉ được áp dụng chưa đầy 35% nhu cầu sử dụng điện. Như vậy, chúng ta không thể chỉ phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch mà phải hành động để khai thác nguồn năng lượng sạch từ thiên nhiên.
Chính phủ đã ban hành chiến lược phát triển Năng lượng tái tạo với mục tiêu cụ thể. Hiện Bộ Công Thương đang chủ trì xây dựng và tham vấn hoàn thiện lộ trình thực hiện chiến lược này. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta cùng nhau đóng góp và chung tay thực hiện. Sau giai đoạn sau 2030, Chính phủ sẽ xem xét tiếp tục phát triển hợp lý các nguồn nhiệt điện than, khí thiên nhiên hóa lỏng và đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời, đẩy mạnh thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua tái cơ cấu kinh tế hướng đến các ngành sản xuất xanh có công nghệ thân thiện, tiết kiệm năng lượng; tăng cường liên kết lưới điện và hợp tác mua bán điện với các nước láng giềng.
Văn phòng CPSI