Năm 2013, Serbia đã tuyên bố vào năm 2020, nước này sẽ có 27% năng lượng tạo ra từ các nguồn năng lượng tái tạo. Để đạt mục tiêu này, đòi hỏi Serbia phải xây dựng các cơ sở năng lượng sạch bổ sung, đồng thời quyết định thực hiện loại dự án về năng lượng mặt trời, gió, thủy điện hay các nguồn năng lượng tái tạo khác.
Hiện nay, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Trường nghiên cứu chuyên nghiệp kỹ thuật cao (High Technical School of Professional Studies) tại Zvecan, Serbia và Khoa kỹ thuật tại Đại học Belgrade đang cố gắng để đơn giản hóa các quyết định này.
Họ đã phát triển một công cụ xếp hạng 20 tiêu chí ra quyết định - bao gồm cả chi phí đầu tư, sự thay đổi về công suất sản xuất và mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn pháp lý và sinh thái- theo ưu tiên của nhà đầu tư. Mô hình này khái quát hơn những mô hình đã có và có thể được áp dụng bên ngoài Serbia, đặc biệt là ở các nước có trình độ phát triển tương tự. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Năng lượng tái tạo và bền vững, do AIP xuất bản.
Hiện nay, "Việc sản xuất điện ở Serbia chủ yếu dựa vào than đá", tác giả chính Bojan Stojcetovic cho biết. "Tuy nhiên, tôi dự đoán rằng trong tương lai gần, sẽ có ngày càng nhiều đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Tôi tin rằng việc lựa chọn đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo nên được chứng minh bằng khoa học."
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu hợp tác với một công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng của Serbia. Mục tiêu của họ là xác định một dự án năng lượng tái tạo tối ưu phù hợp với hoàn cảnh cụ thể về năng lượng của Serbia và cho công ty này. Bốn loại các dự án năng lượng sạch đã được đưa vào phân tích là thủy điện, năng lượng mặt trời, gió và sinh khối.
Họ sử dụng phương pháp kết hợp phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) và một loại phân tích quyết định đa tiêu chí được gọi là quá trình phân tích thứ bậc (AHP) được sử dụng rộng rãi để giúp các nhà sản xuất quyết định chọn một sự lựa chọn trong số những lựa chọn thay thế. Stojcetovic phát biểu, "Theo tôi được biết, đây là lần đầu tiên phương pháp này được sử dụng để lựa chọn đầu tư các dự án năng lượng tái tạo."
Kết quả cho thấy, công ty này nên đầu tư vào một nhà máy điện gió. Stojcetovic cho biết "đó là điều đáng ngạc nhiên nhất đối với tôi”. Ông giải thích, bởi vì cho đến cuối năm 2015, chưa có tua-bin gió được lắp đặt ở Serbia. Bây giờ, Serbia đã có một trang trại gió. Một trong những lời giải thích chính cho lý do tại sao nghiên cứu này lại ủng hộ các dự án điện gió có lẽ là do việc Serbia chưa tận dụng các nguồn tài nguyên gió của đất nước, Stojcetovic nói.
Tuy nhiên, mô hình này là không phải không có điểm yếu của nó. Một trong những nhược điểm lớn nhất của nó là tính chủ quan của các nhà đầu tư trong việc sử dụng AHP để đánh giá và xếp hạng các chỉ tiêu. Một giải pháp tiềm năng là sử dụng một phương pháp gọi là AHP “mờ”, được sử dụng để giúp cải thiện sự phán xét con người và giảm tính chủ quan trong các loại phân tích.
Văn phòng CPSI dịch