Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ bảy, 12/10/2024 | 03:26 GMT+7

Tin hoạt động

Hội nghị quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024

19/09/2024

Sáng ngày 19 tháng 9 năm 2024, tại Đà Nẵng, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024. Hội nghị nhằm đánh giá thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm năm 2024, định hướng và đẩy mạnh các hoạt động thuộc Chương trình năm 2025 và những năm tiếp theo.
Tham dự hội nghị đại diện Bộ Công Thương, đại diện các Bộ, ngành liên quan, Sở Công Thương các tỉnh/thành phố, các trung tâm khuyến công các tỉnh/thành phố, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững tại các tỉnh, thành trên toàn quốc.
Ngày 24 tháng 6 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 889/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình). Chương trình đã xác định mục tiêu: Thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, khuyến khích phát triển các nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới, sáng tạo, thực hành và phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa bền vững, tạo việc làm ổn định và việc làm xanh, thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương phát biểu khai mạc hội nghị
Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) khẳng định, Bộ Công Thương đã và đang triển khai mạnh mẽ Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030. Chương trình tiếp cận theo vòng đời sản phẩm từ khâu khai thác, thiết kế, chế biến, sản xuất, tiêu dùng, thu hồi, tái chế, tái sử dụng và thải ra môi trường và hướng đến nền kinh tế tuần hoàn.
Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 tiếp cận theo hướng toàn diện và theo xu hướng thế giới nhằm bảo tồn và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liêu. Chương trình không chỉ khuyến khích các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân áp dụng khoa học, công nghệ và thay đổi phương thức quản lý nhằm hướng đến sản xuất xuất bền vững mà còn định hướng và thay đổi hành vi tiêu dùng hướng đến tiêu dùng bền vững tại Việt Nam, qua đó góp phần đạt được các mục tiêu đã đặt ra của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. 
Hội nghị nhằm đẩy mạnh các hoạt động thuộc Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững
Kết quả triển khai của Chương trình giai đoạn 2021-2024, Bộ Công Thương đã hoàn thiện chính sách pháp luật thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững; Quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển nhiên liệu, nguyên vật liệu có thể tái tạo, tái sinh; Thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng; Thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng mô hình, liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm; Phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững; Thúc đẩy dán nhãn và chứng nhận nhãn sinh thái; Đẩy mạnh phát triển thị trường bền vững, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng; Đẩy mạnh mua sắm bền vững; Nâng cao năng lực, tăng cường giáo dục và thực hành lối sống bền vững; Thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với chất thải; Đẩy mạnh truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Ông Cù Huy Quang - Phó Chánh Văn phòng Sản xuất và tiêu dùng bền vững, Bộ Công Thương
Tại hội nghị, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững cũng giới thiệu Chỉ thị về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn (KTTH) của Bộ Công Thương. Theo đó, nhiệm vụ chung của Chỉ thị gồm: Xây dựng, phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện kinh tế xanh, KTTH của ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với kế hoạch hành động quốc gia. Tăng cường quản lý tài nguyên, nguyên liệu, khai thác, sử dụng năng lượng tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững, chú trọng sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, vật liệu mới, hạn chế đến mức thấp nhất rác thải trong từng công đoạn của vòng đời sản phẩm, tái sử dụng nguyên vật liệu có sẵn... hướng tới nền kinh tế xanh, KTTH
 Ông Lê Xuân Thịnh, Giám đốc Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam
Tại hội nghị, Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam đã có bài tham luận về sản xuất bền vững hướng đến kinh tế tuần hoàn trong một số ngành công nghiệp. Viện Da giày, Hiệp hội Dệt May, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai, những khó khăn và thuận lợi khi áp dụng sản xuất và tiêu dùng bền vững.
 Mốt số hình ảnh tại hội nghị:
Bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương điều hành thảo luận hội thảo 
Ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Chánh Văn phòng Sản xuất và tiêu dùng bền vững, Bộ Công Thương
Ông Trần Văn Lượng, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam
Ông Đỗ Văn Sáng - Trưởng phòng Tiết kiệm năng lượng, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội 
 
Ông Lê Xuân Thịnh, Giám đốc Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam chia sẻ  Sản xuất bền vững hướng đến kinh tế tuần hoàn trong một số ngành công nghiệp
Đại diện Viện Da giày chia sẻ áp dụng các mô hình sản xuất bền vững trong lĩnh vực Da giày
Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương