Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thể hiện trong Bảng 3. Theo kết quả này, tất cả các giá trị Cronbach’s Alpha của các biến quan sát đều lớn hơn 0.7 cho thấy tất cả các biến đều có độ tin cậy đối với mô hình nghiên cứu.
Như vậy, từ kết quả phân tích khám phá (EFA) và đánh giá độ tin cậy của thang đo sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha các nhân tố được rút trích với các biến quan sát đo lường các nhân tố đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Vì vậy, các nhân tố với các biến kiểm soát đạt đủ điều kiện để tiến hành các phân tích tiếp theo.
4.3. Kết quả phân tích hồi quy
4.3.1. Tác động của các yếu tố thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường đến ROA
Kết quả hồi quy cho thấy giá trị hệ số xác định R2 là 0,302 cho biết mô hình hồi quy mối liên hệ giữa 4 nhân tố thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường có thể giải thích được 30,2% sự biến động ROA của doanh nghiệp do ảnh hưởng của các yếu tố thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường.
Kết quả phân tích phương sai ANOVA nhằm kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy có giá trị F quan sát là 26,845 với giá trị P-value (Sig.) là 0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05. Vì vậy, có thể đưa ra kết luận mô hình hồi quy là phù hợp để mô tả mối liên hệ giữa 4 nhân tố thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường và ROA của doanh nghiệp.
Việc đánh giá tác động của từng nhân tố thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường và ROA của doanh nghiệp được thể hiện qua các hệ số hồi quy βi trong mô hình hồi quy cho thấy các nhân tố về thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường đều có giá trị P-value nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05. Các hệ số hồi quy đều có giá trị dương, chứng tỏ các nhân tố về thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường đều có tác động thuận chiều đến ROA của doanh nghiệp. Sự phụ thuộc này được mô tả theo phương trình:
Y (ROA) = 0,329BVMT + 00,177BDKH + 0,122SDTN
Như vậy, nhân tố PNG có ảnh hưởng mạnh nhất đến ROA của doanh nghiệp với hệ số hồi quy chuẩn hóa là như nhau và cao nhất là 0,329. Tiếp theo đó là nhân tố BVMT, BDKH và cuối cùng là SDTN.
4.3.2. Tác động của các yếu tố thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường đến ROE
Kết quả hồi quy tác động của các yếu tố thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường đến ROE cho thấy giá trị hệ số xác định R2 là 0,34 cho biết mô hình hồi quy mối liên hệ giữa 4 nhân tố thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường có thể giải thích được 23,6% sự biến động ROE của doanh nghiệp do ảnh hưởng của các yếu tố thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động.
Kết quả phân tích phương sai ANOVA nhằm kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy có giá trị F quan sát là 19,12 với giá trị P-value (Sig.) là 0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05. Vì vậy, có thể đưa ra kết luận mô hình hồi quy là phù hợp để mô tả mối liên hệ giữa 4 nhân tố thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường và ROE của doanh nghiệp.
Kết quả kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy được phản ánh qua giá trị P-value (Sig.) cho thấy, nhìn chung các nhân tố về thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường đều có giá trị P-value nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05, hay có thể nói rằng, với mẫu điều tra được các nhân tố về thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đều có tác động tới ROE của doanh nghiệp. Các hệ số hồi quy đều có giá trị dương chứng tỏ các nhân tố về thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường đều có tác động thuận chiều đến ROE của doanh nghiệp. Sự phụ thuộc này được mô tả theo phương trình:
Y(ROE) = 0,267PNG + 0,204BVMT = 00,170BDKH + 0,136SDTN
Như vậy, nhân tố PNG có ảnh hưởng mạnh nhất đến ROE của doanh nghiệp với hệ số hồi quy chuẩn hóa là như nhau và cao nhất là 0,267. Tiếp theo đó là nhân tố BVMT, BDKH và cuối cùng là SDTN.
5. Kết luận
Thông qua mô hình hồi quy tác giả đã tiến hành kiểm định và cho thấy môi quan hệ dương giữa các yếu tố thực hành trách nhiệm xã hội với môi trường và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Các kết quả nghiên cứu trên đây đã bổ sung các thang đo trách nhiệm xã hội với người với môi trường của các doanh nghiệp công nghiệp. Đây là cơ sở giúp các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý có được các thang đo để thực hiện các nghiên cứu hay đánh giá liên quan đến thực hành trách nhiệm xã hội với người lao động.
Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu cho thấy: nhân tố PNG có ảnh hưởng mạnh nhất đến ROA, ROE tiếp theo đó là nhân tố BVMT, BDKH và cuối cùng là SDTN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Baird, P. L., Geylani, P. C., & Roberts, J. A. (2012), Corporate social and financial performance re-examined: Industry effects in a linear mixed model analysis. Journal of Business Ethics, vol. 109(3), pp. 367-388.
2. Carroll, A. B. (1999), Corporate social responsibility: evolution of a definitional construct, Business & Society, vol.38, no.3, pp. 286.
3. Korathotage Kamal Tilakasiri. (2012), Corporate Social Responsibility and Company Performance: Evidence from Siri Lanka, Victoria Low School.
4. Wan Suhazeli Wan Ahamed , M. Almsafir and A. Al-Smadi, Does Corporate Social Responsibility Lead to Improve in Firm Financial Performance? Evidence from Malaysia, International Journal of Economics and Finance, vol. 6, no. 3, 2014.
PRACTICING SOCIAL RESPONSIBILITY OF PHU THO PROVINCE’SINDUSTRIAL ENTERPRISES Master. Vu Thi Phuong Lan Viet Tri University of Industry ABSTRACT: In the context of the international economic integration, practicing social responsibility is an indispensable factor for enterprises that want to expand their businesses, especially in the international market. The biggest difficulty that Vietnamese enterprises have to face is the non-tax constraints such as environmental protection, responsibility for workers, resource protection and product origin issues. However, for developing countries like Vietnam, the perception of enterprises on the implementation of these responsibilities is limited. In particular, enterprises only see that they have to immediately huge costs and do not recognize long-term benefits from practicing their social responsibilities. This study was conducted at 253 industrial enterprises in Phu Tho province and the study’s results reveal that there is a positive relationship between the implementation of social responsibility with the environment and the financial efficiency of enterprises. This result would positively impact the allocation and use financial resources of industrial enterprises. Keywords: Social responsibility of enterprises, environment, Phu Tho province’s industrial enterprises. |
ThS. Vũ Thị Phương Lan
Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì