Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ sáu, 22/11/2024 | 16:48 GMT+7

Tin hoạt động

Tuyên Quang: Sáng kiến tiết kiệm hàng tỷ đồng

25/09/2014

Kỹ sư Tuấn tâm sự, xi măng là ngành có kỹ thuật khá đặc thù, các kiến thức đã được học tại trường đôi khi áp dụng vào thực tế lại rất khác biệt, việc tìm hiểu các thiết bị sản xuất cũng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các thiết bị kỹ thuật đời mới, công nghệ tiên tiến của nước ngoài.

Năm 2011, nhà máy sản xuất xi măng Tân Quang (Công ty cổ phần xi măng Tân Quang) đi vào hoạt động. Tuấn được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Công nghệ. Theo thiết kế, dây chuyền sản xuất xi măng của Công ty cổ phần Xi măng Tân Quang công suất 2.500 tấn clinker/ngày, sử dụng hỗn hợp 2 loại than là than cám 4A Khánh Hòa và than cám Hòn Gai hoặc 100% một trong 2 loại than trên. Tuy nhiên năm 2012, công ty than Khánh Hòa không đủ lượng than cấp buộc công ty phải dùng 100% than Hòn Gai nhưng trong quá trình sản xuất không phù hợp với hệ thống máy móc, cộng thêm than cám 4A Hòn Gai cung độ vận chuyển xa, giá thành cao làm tăng chi phí sản xuất.

 

Sau nhiều ngày trăn trở, kỹ sư Tuấn đã đề xuất với lãnh đạo công ty giải pháp: “Dung hòa than cám 4B Khánh Hòa và than cám 3B Núi Hồng với tỷ lệ trộn 50/50” kết hợp các biện pháp khác để giảm thiểu nhược điểm của than Núi Hồng nung luyện clinker. Khi áp dụng vào sản xuất giải pháp này đã đáp ứng được yêu cầu về than”. Sáng kiến này đã tăng được năng suất lò nung, giảm thiểu được nhiều sự cố công nghệ cho lò nung, nhiệt tiêu hao giảm từ 915 xuống 910 kcal/kg clinker, chất lượng xi măng ổn định; tiết kiệm 30.000 đồng/tấn phí vận chuyển so với than Khánh Hòa. Trên cơ sở sáng kiến năm 2012, anh Tuấn nghiên cứu công nghệ máy móc và chất lượng các loại than với mong muốn giảm chi phí sản xuất mà lại giữ được sự ổn định của lò quay và nâng cao chất lượng clinker, xi măng. Tháng 5-2013, anh Tuấn đưa ra giải pháp thay thế than nung 3B Núi Hồng bằng than cám 4A Núi Hồng và than nung 4B Khánh Hòa bằng than 5A Khánh Hòa cùng với thay đổi kết cấu buồng khói đã làm thay đổi sự đối lưu trong hệ thống làm tiêu hao nhiên liệu giảm, giảm chỉ tiêu thạch cao xuống 70% so với định mức; giảm tiêu hao nhiên liệu than từ 906 xuống 871kcal/kg.

Sáng kiến của kỹ sư Đỗ Quốc Tuấn không chỉ giải quyết việc thiếu than nhiên liệu, còn giải quyết được một số sự cố công nghệ của nhà máy, tăng hiệu suất sản xuất, ổn định chất lượng sản phẩm xi măng. Năm 2013, sáng kiến đã góp phần tiết kiệm chi phí nguyên liệu than cho sản xuất trên 17,39 tỷ đồng.