Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ sáu, 22/11/2024 | 03:49 GMT+7

Sản xuất bền vững

Kết quả kiểm toán năng lượng Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC)

06/09/2019

Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) là một trong ba công ty lớn nhất của Việt Nam trong ngành sản xuất săm lốp. Dây chuyền sản xuất của công ty được đầu tư đồng bộ với nhiều máy móc hiện đại như máy luyện, máy cáng tráng ép đùn, máy đắp lốp, hệ thống ép lốp tự động trong và ngoài. 
Các dòng sản phẩm chính của công ty gồm dòng lốp tải nhẹ, tảinặng và siêu nặng, dòng lốp đặc chủng, dòng lốp ô tô đắp, dòng sản phẩm săm lốp xe đạp,xe máy và nhiều chủng loại sản phẩm cao su kỹ thuật. 
Bên trong nhà máy sản xuất của Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng
Tình hình sử dụng năng lượng
Hiện tại, Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng đang sử dụng các loại năng lượng gồm điện, hơi và nước cho quá trình sản xuất. Hệ thống điện gồm 8 máy biến áp với tổng công suất 40.000 KVA trong khi nhu cầu tiêu thụ hơi được cung cấp trực tiếp từ lò hơi Tin Thành. 
Thống kê tình hình sử dụng điện năng tại công ty như sau:
Tiềm năng TKNL
Kết quả kiểm toán năng lượng cho thấy tiềm năng tiết kiệm năng lượng của Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng là rất lớn. Thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng đề xuất có thể giúp công ty tiết kiệm 10.745 tỷ đồng/năm(chiếm 4,8% tổng chi phí năng lượng của nhà máy) và 626 toe/năm(chiếm 5% tổng năng lượng của nhà máy). 

Các giải pháp TKNL tiêu biểu 
Sau khi thực hiện kiểm toán năng lượng, đơn vị kiểm toán đã đề xuất 10 giải pháp bao gồm cải thiện hệ thống làm lạnh, cải thiện hệ thống hơi và sử dụng nước nóng từ nước ngưng của máy lạnh hấp thụ. 
Giải pháp 1: Ứng dụng hệ thống làm sạch tự động bằng bóng Hydro cho giải nhiệt nước
Hiện trạng 
- Hệ thống Chiller có nhiều rêu, cáu cặn dẫn đến lắng đọng cặn bẩn;
- Nhiệt độ bình ngưng cao 3,3°C (<2°C);
- 2 máy bơm ngưng chạy lúc tải đỉnh để cải thiện tải làm mát của bình ngưng, gây tốn năng lượng;
- Phải thường xuyên làm sạch bình ngưng của máy làm lạnh.
Dự kiến sau khi áp dụng
Thực hiện giải pháp lắp đặt bóng Hydro vào các ống bình ngưng và giám sát nhiệt độ bình ngưng giúp tiết kiệm khoảng 10% tiêu thụ năng lượng của Chiller. 
Hiệu quả cải thiện
Điện năng tiết kiệm: 448.800 kWh/nămChi phí đầu tư: 1,2 tỷ đồng
Chi phí tiết kiệm: 705 triệu đồng/nămThời gian hoàn vốn: 1,7 năm
Giải pháp 2: Thu hồi nhiệt thải của nước ngưng để tiết kiệm hơi cho hệ thống AHU
Hiện trạng 
- 9AHU sử dụng hơi 3 bar để kiểm soát độ ẩm;
- Hơi flash không được thu hồi;
- Nước ngưng lãng phí nhiệt.
Dự kiến sau khi áp dụng
Thực hiện giải pháp sử dụng nước ngưng hoặc hơi nóng cho hệ thống AHU thay vì sử dụng hơi giúp nhà máy tiết kiệm đáng kể lượng hơi cần cho quá trình sản xuất.
Hiệu quả cải thiện
Hơi nước tiết kiệm: 4.300 tấn/nămChi phí đầu tư: 4 tỷ đồng
Chi phí tiết kiệm: 3,15 tỷ đồng/nămThời gian hoàn vốn: 1,3 năm
Giải pháp 3:Sử dụng nước nóng từ bình ngưng nước từ máy làm lạnh hấp thụ
Hiện trạng 
- Nước ngưng tụ có thể được phục hồi từ máy lưu hóa;
- 10m³/h từ xưởng Bias và Radial với nhiệt độ 100⁰C.
Dự kiến sau khi áp dụng
Thực hiện giải pháp sử dụng nước nóng từ nước ngưng tụ từ máy làm lạnh hấp thụ và sử dụng Chiller với kỹ thuật hấp thụ để ngưng tụ nước giúp nhà máy tiết kiệm điện năng tiêu thụ và chi phí năng lượng hàng năm. 
Hiệu quả cải thiện
Điện năng tiết kiệm: 424.320 kWh/nămChi phí đầu tư: 4 tỷ đồng
Chi phí tiết kiệm: 666 triệu đồng/nămThời gian hoàn vốn: 6 năm
Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng là một trong 10 doanh nghiệp công nghiệp được lựa chọn để tham gia chương trình kiểm toán năng lượng trong khuôn khổ Dự án thúc đẩy thị trường đầu tư cho hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA). Công việc kiểm toán được thực hiện từ ngày 10/09/2018 đến 21/09/2018 bởi Trung tâm Nghiên cứu và phát triển về tiết kiệm năng lượng (ENERTEAM) và chuyên gia kiểm toán năng lượng Hàn Quốc. 
Văn phòng SXSH & SXTDBV tổng hợp