Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ sáu, 22/11/2024 | 06:31 GMT+7

Sản xuất bền vững

Doanh nghiệp dệt may: Cơ hội và thách thức

02/08/2018

Ngày 26⁄4⁄2018 Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 21⁄2017⁄BCT về Bộ Quy Chuẩn Kỹ thuật Quốc gia giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may. Thông tư này cùng với quy định về dán nhãn cacbon trên sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam của Hoa Kỳ, Châu Âu, doanh nghiệp dệt may đối mặt với các quy định kỹ thuật chặt chẽ trong và ngoài nước.
Trong phân xưởng may công ty Việt Tiến
Hiện nay, đa số các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã tiếp nhận yêu cầu dán nhãn cacbon trên sản phẩm từ các nhà nhập khẩu. Trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới Việt Nam đã ký kết đều có yêu cầu về cam kết bảo vệ môi trường, giảm lượng phát thải. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, hệ thống máy móc thiết bị sản xuất cũ. Do đó mức tiêu hao năng lượng lớn dẫn đến lượng phát thải carbon cao, tăng lượng chất thải và ảnh hưởng lớn đến quy trình sản xuất.  Vì vậy, có thể thấy đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các DN dệt may đầu tư mới hoặc cải tiến các công nghệ máy móc hiện đại, hướng đến sản xuất sạch và tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải và tăng trưởng bền vững, cạnh tranh với doanh nghiệp bên ngoài, đặc biệt là các DN lớn Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh…Bên cạnh đó, trước tình hình thị trường dệt may Thế Giới tăng trưởng nhẹ chỉ khoảng 0,5% nên các doanh nghiệp Việt May cũng được khuyến cáo nên đầu tư vào công nghệ sản xuất để tăng thị phần cạnh tranh.
 
Ứng dụng các thiết bị tự động hóa vào sản xuất, cải tiến máy móc là rất cần thiết và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc giảm tối đa lãng phí, tăng độ chính xác và tiết kiệm năng lượng. Tiết kiệm năng lượng trong sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp dệt may giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh đồng thời giảm phát thải carbon ra môi trường. 
 
Một số doanh nghiệp dệt may đã chủ động thích ứng trước những cơ hội và thách thức này thông qua kế hoạch cải tiến, đầu tư máy móc thiết bị. Tại Đại hội cổ đông nhiệm kỳ 2018-2022, May Việt Tiến dự kiến trong năm 2018 chi 600 tỷ đồng cho việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp máy móc và môi trường làm việc, cải tạo và sửa chữa kho thành phẩm nội địa. Các máy móc thiết bị áp dụng công nghệ mới bắt kịp xu hướng cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay và hệ điều hành 2.0 trong sản xuất. 
Văn phòng SXSH và SXTDBV