Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ sáu, 22/11/2024 | 22:38 GMT+7

Sản xuất bền vững

Nhôm Lâm Đồng: Cải tiến kĩ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường

17/07/2018

Khi bắt đầu tiếp quản Dự án Tổ hợp Bôxít nhôm Lâm Đồng, công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do đây là lần đầu tiên công ty tổ chức, quản lý, vận hành một dây chuyền công nghệ mới. Tuy nhiên, sau 4 năm vận hành, công ty đã bước đầu làm chủ công nghệ và thu được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, theo thống kê năm 2017, số lần sự cố của công ty đã giảm; thời gian mỗi đợt dừng dây chuyền làm sạch được rút ngắn; sản lượng tăng; chỉ tiêu tiêu hao nguyên vật liệu tiếp tục giảm. Đặc biệt, các chỉ tiêu quan trọng như xút, than giảm sâu, đóng góp quan trọng trong việc cân đối, ổn định giá thành sản xuất khi giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhà máy nhôm Lâm Đồng

 Để kiểm soát nguồn nước thải từ nhà máy Alumin, Công ty đã đầu tư thêm hệ thống cánh phai 2 cấp ở độ sâu 15 m, liên động với các đầu đo pH để tự động phát hiện và kịp thời đóng tất cả nguồn nước có dấu hiệu vượt ngưỡng để xử lý đạt QCVN. Hệ thống cánh phai 2 cấp còn có trạm hiệu chỉnh pH online ở điểm cuối cùng của hệ thống thoát nước nhà máy Alumin để điều chỉnh độ pH của nguồn nước luôn đạt QCVN trước khi thoát ra môi trường. Ngoài ra, Công ty cũng đã đầu tư hoàn thiện hệ thống quan trắc nước thải tự động đúng theo quy định hiện hành cho hồ thải quặng đuôi với 5 thông số: lưu lượng, TSS, COD, pH và nhiệt độ.
 
Đối với nhà máy tuyển, toàn bộ nước thải của Công ty (của nhà máy tuyển hay toàn công ty?) được thu gom vào bể cô đặc để tuần hoàn tái sử dụng khoảng 83% nhằm giảm chi phí sản xuất và tránh tác động đến nguồn nước trong khu vực (phần còn lại sau khi bổ sung chất trợ lắng, được thải ra hồ thải quặng đuôi để lắng ngược đảm bảo đạt QCVN trước khi thải ra môi trường).
 
Ngoài ra, Công ty đã đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc ống khói nhiệt điện, hệ thống quan trắc nước thải tại điểm xả thải số 3 và 4 nhằm mục đích giảm thiểu các tác động tiêu cực từ hoạt động sản xuất và hạn chế sự cố môi trường có thể xảy ra.  
 
Về xử lý chất thải rắn, Công ty đã có hợp đồng với đơn vị có chức năng và năng lực tương ứng để xử lý định kỳ. Mặt khác, Công ty cũng đang đầu tư Bãi thải rắn công nghiệp để quản lý chất thải rắn công nghiệp phát sinh.
 
Về khí thải, Công ty đã đầu tư cải tạo các hệ thống giám sát khí thải tại nguồn. Hệ thống quan trắc online đưa vào hoạt động giúp cho việc quan trắc khí thải từ nhà máy nhiệt điện và khí hóa than được xử lý qua hệ thống lọc bụi tĩnh điện trở nên dễ dàng hơn. Hiện Công ty đang phối hợp với Viện Hóa học Việt Nam khảo sát lập phương án khử mùi cho khu vực khí hóa than để giảm tác động đến môi trường trong nhà máy Alumin cũng như các khu vực xung quanh.
 
Năm 2017, doanh thu của công ty ước đạt trên 2.653 tỷ đồng; tương đương 100,72% kế hoạch và 106,69% so với cùng kỳ; lợi nhuận đạt trên 14,4 tỷ đồng; thu nhập của người lao động được duy trì ở mức 8,4 triệu đồng/người/tháng…
 
Dự tính trong năm nay, Công ty Nhôm Lâm Đồng đặt mục tiêu đạt doanh thu đạt 2.750 tỷ đồng; lợi nhuận đạt 23,4 tỷ đồng; thu nhập bình quân của người lao động đạt 8,8 triệu đồng/người/tháng… Trong giai đoạn 2021 – 2025, Công ty sẽ tiếp tục thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho việc khai thác mỏ, duy trì vận hành dây chuyền sản xuất ở mức tối đa khi giá bán alumin trên thị trường đang thuận lợi; đầu tư khôi phục, hoàn thiện hệ thống dây chuyền công nghệ, nâng công suất dây chuyền lên 700.000 tấn alumin quy đổi/năm. Đông thời, bảo đảm mục tiêu an toàn sản xuất và tuyệt đối không để xảy ra sự cố về môi trường.
 

Văn phòng SXSH và SXTDBV tổng hợp