Ngày 12/05/2024
Đồng Nai ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2022 – 2030  -  Sắp diễn ra Giải chạy “Race for Green Life - Lối sống xanh cho một tương lai bền vững”  -  Ngành Công Thương triển khai đồng bộ giải pháp hiện thực hóa cam kết tại COP 26  -  Ba ưu tiên tài trợ chống biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á  -  Cải thiện nồi hơi giúp giảm gần 1,3 tỷ đồng chi phí nhiên liệu năm tại Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi  

Sản xuất bền vững

Doanh nghiệp chủ động chuyển đổi xanh

08:18 - 09/01/2024
Thúc đẩy chuyển đổi xanh, giảm phát thải ròng bằng “0” đang là mục tiêu được các doanh nghiệp nhiều lĩnh vực ở Việt Nam hướng đến và đồng lòng thực hiện.
Công ty TNHH Bao Bì Tân Long (Khu công nghiệp Hòa Khánh, Liên Chiểu) là một trong những doanh nghiệp sản xuất theo xu hướng bao bì xanh và rất quan tâm đến chuyển đổi xanh. Đến thời điểm hiện tại, sản xuất sạch hơn không phải là hướng sản xuất mà đã trở thành nề nếp, thói quen trong sản xuất của đơn vị.  Không chỉ sản xuất sạch hơn, mà là sản xuất xanh, phát triển bền vững là việc được thực hiện thường xuyên.
Ông Hà Ngọc Thống - Giám đốc nhà máy cho biết: Các hoạt động sản xuất sạch hơn tại nhà máy Tân Long gồm đổi mới máy móc công nghệ hiện đại để giảm phát thải ra môi trường, tăng chất lượng sản phẩm; quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50.001 để sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; nguyên liệu giấy đầu vào của công ty là phế phẩm đầu ra của doanh nghiệp trước – tăng vòng đời cho sản phẩm; khí thải và nước thải ra môi trường đều đạt chuẩn quy định. Đặc biệt, để giảm phát thải, kiểm soát khí thải, công ty đã đầu tư lắp đặt 2 trạm quan trắc khí thải tự động tại khu vực lò hơi. “Lò hơi sẽ thải ra khí thải. Vì vậy, công ty đã đầu tư lắp đặt quan trắc khí thải tự động. Tân Long là một trong rất ít doanh nghiệp sản xuất lắp quan trắc khí thải tự động. Bất kỳ thời điểm nào Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng cũng có thể nắm được các thông số khí thải từ lò hơi của công ty”, ông Thông thông tin và nhấn mạnh “Chuyển đổi xanh, kinh tế xanh, sản xuất xanh là tất yếu, dù tốn kém. Đầu tư cho sản xuất sạch hơn - Tốn tiền nhưng được cái rất tốt”.
Buồng theo dõi chỉ số quan trắc khí thải hơi của Công ty Tân Long. (Ảnh: Báo Nhân Dân)
Một điển hình khác là Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk được vinh danh “doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam” năm 2023. Vinamilk đầu tư nghiên cứu và phát triển các sản phẩm ngày càng bền vững hơn, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động; thể hiện rõ qua sự kiện công bố chương trình hành động “Vinamilk pathway to dairy net zero 2050”. Vinamilk đặt mục tiêu đạt trung hòa carbon (Net zero) vào năm 2050, hưởng ứng cam kết mà chính phủ Việt Nam đã đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của liên hiệp quốc năm 2021 (COP26).
Tập đoàn Hòa Phát cũng không nằm ngoài xu thế xanh. Tập đoàn đang làm kiểm kê phát thải khí nhà kinh theo yêu cầu của Chính phủ cũng như để đáp ứng cho xuất khẩu sang Châu Âu.
Tập đoàn Hòa Phát với sản phẩm chính là sản xuất thép đã chủ động tìm hiểu thông tin về CBAM (đó là cơ chế CBAM – điều chỉnh biên giới carbon theo đó EU sẽ ban hành chính sách thuế nhập khẩu dựa trên vết carbon) làm thủ tục xuất khẩu thép sang EU. Hòa Phát triển khai nhiều cải tiến trong sản xuất như thay thế một phần nguyên liệu than bằng hydro để giảm phát thải khí nhà kinh đáp ứng các quy định của Nhà nước và quốc tế.
Tập đoàn Hoà Phát ứng dụng công nghệ xanh (Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet)
Tập đoàn cũng đã thực hiện tiết kiểm giảm tiêu hao năng lượng và xây dựng lộ trình phát triển thép xanh; quy mô công xuất thép Hòa Phát đạt 8,5 triệu tấn thép thô/năm. Các chương trình hành động nhằm giảm phát thải khí nhà kính tập trung gồm: Thực hiện theo cơ chế BCAM; Áp dụng công nghệ dập cốc khô CPQ để sản xuất điện; Sử dụng nhiệt dư khí nóng lò cao sản xuất điện; Sử dụng công nghệ tubin thu hồi năng lượng gió lò cao (BPRT)…
Có thể thấy, chuyển đổi xanh đang là xu hướng tất yếu của thời đại, đây không còn là việc nên làm mà trở thành việc bắt buộc phải làm để các doanh nghiệp thích ứng linh hoạt và tham gia sâu rộng vào thị trường trong nước và quốc tế. 
Qua khảo sát có 83% doanh nghiệp cho rằng sản xuất xanh giúp nâng cao hình ảnh và uy tín; 57% doanh nghiệp nhận thấy sự cần thiết phải chuyển đổi sản xuất theo hướng xanh và bền vững bởi đây là áp lực cần tuân thủ nếu muốn mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác tại châu Âu, Mỹ… 
Mai Anh