Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ năm, 07/11/2024 | 14:35 GMT+7

Tin hoạt động

TP HCM: Hội chợ sản xuất sạch hơn Lifestyle

22/04/2011

Trong số các doanh nghiệp này, có 4 công ty sản xuất và chế biến mây song (2 từ Việt Nam và 2 từ Lào) được Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) hỗ trợ gian hàng trong khuôn khổ dự án “Thiết lập hệ thống Sản xuất bền vững cho các sản phẩm mây tre đan ở Lào, Campuchia và Việt Nam”.


Sản xuất sạch hơn sẽ giúp các sản phẩm mây tre thâm nhập thị trường Âu-Mỹ

Để khuyến khích và kêu gọi các doanh nghiệp tham gia vào phát triển bền vững, trong đó có nội dung sản xuất sạch hơn, một hội thảo về chủ đề “Sản xuất bền vững – Xu hướng của thế kỷ 21” sẽ được tổ chức trong thời gian hội chợ, từ 10.00 đến 11.00 sáng ngày 21 tháng 4. Hội thảo do WWF, One-UN và Vietcraft phối hợp tổ chức.

Ông Lê Xuân Thịnh, Trưởng nhóm Tư vấn Doanh nghiệp của Trung Tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) cho biết: “Hiện có 7 công ty bao gồm: Âu Cơ, Ngọc Đông, Vĩnh Long, Hà Linh, Hiệp Hòa, Đức Phong và Nam Phước đã cam kết áp dụng qui trình sản xuất sạch hơn.”.

Cũng theo ông Thịnh, trung tâm đã phát triển 8 kỹ thuật SXSH mới và phối hợp với các đơn vị chế biến mây tre liên quan kiểm nghiệm trước khi giới thiệu rộng rãi tới các doanh nghiệp khác trong mạng lưới.

Trong thời gian tới, dự kiến sẽ có 300 doanh nghiệp vừa và nhỏ làm quen với qui trình Sản xuất sạch, trong đó ít nhất 120 doanh nghiệp đưa ra được các biện pháp cụ thể phù hợp với từng doanh nghiệp.

“Một công ty mây ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam có thể tiết kiệm từ 30-50% chi phí về hóa chất và giảm thiểu 40% chi phí về chất lỏng, xăng dầu và khí ga”, ông Thịnh chia sẻ. “Dự án Mây bền vững của WWF đã và đang hỗ trợ tổ chức bằng các khóa đào tạo nhân lực, cũng như hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp để họ thử nghiệm và áp dụng các kỹ thuật SXSH mới trong quy trình sản xuất của mình,” ông cho biết thêm.

Theo một số điều luật mới được ban hành tại Châu Âu và Mỹ (FLEGT và Lacey Act), chỉ các sản phẩm gỗ có chứng chỉ FSC mới được nhập khẩu vào Châu Âu và Mỹ - hai thị trường chính của các sản phẩm mây.

Bà Sabine Gish Boie, cán bộ quản lý dự án cho biết: “Tại Việt Nam, dự án đã tiến hành điều tra trữ lượng 6000 ha mây thuộc tỉnh Quảng Nam và Huế, trong đó có khoảng 2000 ha được đưa vào quản lý bền vững.”

Dự án “Thiết lập hệ thống Sản Xuất Mây Song bền vững tại Lào, Campuchia và Việt Nam” được đồng tài trợ bởi Liên Minh Châu Âu (EU), công ty đa quốc gia IKEA và Tổ chức hỗ trợ tài chính Đức (DEG).