Trong chuyến tham quan dành cho báo chí quốc tế “Panasonic Eco Press
Tour 2010”, phóng viên Điện tử Tiêu dùng đã có dịp tới thăm trung tâm /
nhà máy tái chế nối tiếng này và xin chuyển tới độc giả một vài cảm
nhận.
Mô hình tổng thể nhà máy tái chế PETEC
PETEC có tên đầy đủ là Panasonic Eco Technology Center – Trung tâm công
nghệ môi trường Panasonic, tọa lạc trên một khu đất rộng 38,5 ha tại
thành phố Kato, vùng Hyogo, cách trung tâm công nghiệp lớn nhất Nhật Bản
Osaka chừng hơn một giờ xe chạy. Đây là vùng đất nông nghiệp nổi tiếng
với nghề trồng lúa để sản xuất rượu sake truyền thống.
Có thể nói, việc Panasonic lựa chọn vị trí này để xây dựng trung tâm tái
chế của mình không chỉ bởi tính hiệu quả mà còn nhằm mục đích nhấn mạnh
tới tính an toàn, vệ sinh và thân thiện môi trường của PETEC.
Khu vực trưng bày của PETEC là một địa chỉ quen thuộc của học sinh trong vùng và cả du khách thập phương.
Chỉ tính riêng việc Panasonic đã xây dựng dự án hoàn thiện và thuyết
phục để chính quyền địa phương, các tổ chức môi trường và nhân dân trong
vùng đồng ý cho phép đầu tư xây dựng trung tâm PETEC tại đây đã là một
thành công lớn.
Được khánh thành và đi vào hoạt động chính thức từ tháng 4/2001 – năm
đầu của thế kỷ mới – Thế kỷ môi trường, PETEC đã lập tức chứng minh tính
hiệu quả của hoạt động sản xuất (tái chế), nghiên cứu khoa học và đặc
biệt hơn nữa là giáo dục và truyên truyền về môi trường.
Mô hình tái chế hoàn hảo
Hệ thống Pin quang điện
Phân xưởng chính của PETEC đượ chia là các dây chuyền tái chế riêng biệt với các snr phẩm như đã kể ở trên. Với mỗi loại sản phẩm, quy trình tháo dỡ và tái chế cũng khác nhau, nhưng đều có chung một điểm là được “lập trình” và vận hành hoàn hảo, đảm bảo tháo dỡ an toàn nhất, giảm thiểu tác động lý hóa của các vật liệu độc hại, và hiệu suất tái chế, tái sử dụng vật liệu cao nhất.
Khẩu hiệu Săn tìm kho báu được treo ở nơi cao nhất của xưởng tái chế
Ví dụ với TV và màn hình CRT, thiết bị đang được “thải” nhiều nhất hiện nay, các chi tiết chính như vỏ máy, bàn mạch và đèn hình được phân loại ngay sau khi tháo dỡ để đưa vào các dây chuyền tái chế tiếp theo với quy trình thích hợp.
Đèn hình, chi tiết chiếm tới 60% trọng lượng của TV CRT, sau đó lại được tách riêng phần màn hình và ống phóng để đưa vào chu trình tái chế thích hợp, cho phép sử dụng lại gần như 100% khối lượng thủy tinh sạch sẵn sàng đưa thẳng vào các nhà máy sản xuất đèn hình.
Với tủ lạnh, tủ đông và điều hòa nhiệt độ, việc thu hồi khí CFC có hại cho tầng ozon được ưu tiên hàng đầu, sau đó tới thu hồi dầu trong lốc máy.
Dây chuyền bố trí hợp lý
Các kim loại quý gồm đồng, nhôm và các hộp chất của sắt qua các quá trình công nghệ xử lý bằng từ tính, máy quay ly tâm… được phân loại triệt để.
Các vật liệu hỗn hợp gồm vỏ nhựa tổng hợp, tấm cách nhiệt, … cũng được nghiền sàng và qua các khâu xử lý để phân loại và tái chế thành các vật liệu tích hợp để tái sử dụng chế tạo các tấm đế nhựa chịu lực, bàn ghế ngoài trời hay tấm ốp tường an toàn và thân thiện với môi trường.
Hiện tại, hiệu suất tái chế của PETEC lên tới khoảng 80%, tức là với 100 tấn nguyên liệu rác công nghiệp đầu vào có thể thu được tới 80 tấn nguyên liệu sạch đầu ra, trong đó riêng nhựa PP có thể tới 99%.
Chỉ số này cao hơn đáng kể so với chỉ tiêu do chính phủ Nhật ban hành, và nhà máy vẫn đang hoàn thiện quy trình chi tiết, cũng như tiếp tục nghiên cứu ứng dụng để nâng cao hiệu suất tái chế hơn nữa.
Mô hình giáo dục trực quanHọc sinh Nhật Bản tham quan
Tuy việc tái chế mang lại hiệu quả về mặt kinh tế do PETEC không chỉ thu được phí tái chế theo quý định của chính phủ mà còn có lợi nhuận nhờ bán vật liệu thành phẩm và bán thành phẩm, nhưng lãnh đạo trung tâm vẫn khẳng định rằng lợi ích xã hội mà PETEC mang lại còn đáng kể hơn nhiều.
PETEC là một điểm đến không thể thiếu của các học sinh trong vùng. Tới đây, học sinh được trực tiếp nhìn thấy tác dụng của việc thu gom và tái chế rác công nghiệp cũng như lợi ích mà nó mang lại cho môi trường sống.
Nhà máy tái chế PETEC sạnh sẽ, ngăn nắp và trong lành không khác một dây chuyền công nghệ cao
Sau các chuyến tham quan thú vị, các em không chỉ thu nhận được những kiến thức bổ ích mà còn được khuyến khích để trực tiếp đóng góp những sáng kiến hay, những hành động thực tiễn để góp phần làm sạch đẹp thêm môi trường xanh. PETEC cũng thu hút rất nhiều các đoàn khách thuộc đủ thành phần trên hắp nước Nhật tới tham quan.
Ngay trong buổi đoàn nhà báo quốc tế tới PETEC, chúng tôi đã gặp các đoàn khách gồm các “cụ” ở tuổi cổ lai hy, tất cả mọi người trong số họ đều không còn khả năng làm việc, nhưng vẫn rất chăm chú theo dõi thuyết trình và có lẽ rất tự hào và tin tưởng vào các thế hệ kế tiếp sẽ biết cách kế thừa và gìn giữ thành tựu của nước Nhật mà các thế hệ trước đã góp phần tạo dựng, cũng như tiếp tục phát triển bền vững.
Dây chuyền tái chế tiêu chuẩn như dây chuyền công nghệ cao
Trả lời các câu hỏi của phóng viên quốc tế liên quan tới việc phát triển và nhân rộng mô hình PETEC ra các thị trường ngoài Nhật trong đó có Việt Nam, ban lãnh đạo PETEC và công ty Panasonic cho biết, họ quan tâm tới vấn đề này không kém gì so với việc đầu tư và phát triển sản xuất các mặt hàng mới.
Tuy nhiên, mô hình như PETEC chỉ có thể thàn công nếu được sự hỗ trợ hết sức mạnh mẽ từ chính phủ các nước, kèm theo đó là việc ban hành và thực thi nghiêm luật môi trường, luật tái chế và tất nhiên là cả ý thức về bảo vệ môi trường cũng như tuân thủ ơhaps luật của người dân.
Đó cũng là một trong những thông điệp quan trọng mà Panasonic muốn truyền tải tới người tiêu dùng quốc tế thông qua chuyến tham quan “Panasonic Eco Press Tour 2010” này.
Hình ảnh trong chuyến tham quan PETEC:
Quy trình tháo dỡ và tái chế máy lạnh
Dây chuyền tháo dỡ máy giặt
Dây chuyền tháo dỡ TV nhìn từ trên cao
Tập kết rác công nghiệp
Vào lò
Sản phẩm ra lò
...và sẵn sàng xuất xưởng
Một số sản phẩm làm từ vật liệu tái chế
Bộ bán ăn ngoài trời được làm từ gỗ tái chế và ... thùng máy giặt
Hoàng Minh