Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ hai, 25/11/2024 | 13:15 GMT+7

Tin hoạt động

An Giang: Nông Dân Say Mê Sáng Tạo Khoa Học Kỹ Thuật

05/01/2015

Say mê sáng tạo, làm ra máy móc phục vụ cho nông nghiệp từng bước cơ giới hóa trong sản xuất, giúp người nông dân khắc phục khó khăn, vướng mắc, yên tâm sản xuất.

Là nông dân nòi có 1 ha đất nông nghiệp, gia đình anh thuê thêm 1,5 ha sản xuất độc canh cây lúa, đến năm 2005 xã Bình Thủy được đê bao khép kín, tăng 3 vụ sản xuất lúa liên tục trong năm, vì vậy cây lúa ngày càng nhiều sâu bệnh, đất bạc màu, năng suất giảm dần theo hàng năm, nên lợi nhuận không cao. Chính quyền địa phương xã Bình Thủy đã vận động nông dân phá thế độc canh cây lúa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng 2 vụ lúa + 1 vụ màu/năm, như đậu tương, vừng, ngô.... Ở thời điểm này cây vừng đen đã cho hiệu quả cao nhất, tuy nhiên đây là loại cây chịu nước kém cần làm rãnh để tiêu úng nước nhưng chi phí rất cao.

Xuất phát từ thực tế khó khăn, bức xúc trước tình trạng này, năm 2007 anh nông dân Nguyễn Văn Dũng đã tự mài mò sáng chế thành công thiết bị đánh rãnh thoát nước từ máy xới của gia đình, có công suất 15 mã lực, chỉ cần 1 người điều khiển sẽ thực hiện được 2 ha/ngày, thay thế 40 lao động đào xới thủ công, anh đã tự tin đưa máy tham gia hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh do Sở Khoa học - Công nghệ An Giang tổ chức, phấn khởi với sản phẩm đầu tay được công nhận giải khuyến khích. Anh Dũng cho biết xoay quanh cây vừng đen còn rất nhiều khó khăn nên anh tiếp tục sáng chế máy gieo hạt cho vừng đen và nhiều loại cây màu, mỗi ngày 1 lao động điều khiển gieo được 7 ha trong khi đó 1 lao động thủ công chỉ gieo được 1,5 ha/ngày.

Anh Nguyễn Văn Dũng còn chia sẻ vào năm 2010 công ty Duyên Hải đưa về xã Bình thủy cây trồng mới đậu bắp Nhật, triển khai theo chuổi liên kết có bao tiêu sản phẩm, đây là điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân lần đầu tiên sản xuất có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm mà mình làm ra. Tuy nhiên mỗi loại cây trồng mới đều phát sinh khó khăn mới, vì vậy cũng trong năm này anh Dũng tiếp tục sáng tạo thành công 2 sản phẩm mới: Xe phun thuốc bảo vệ thực vật và Máy bón phân cho cây màu, khi đưa vào vận hành đã cho thấy giảm được sức lao động và chi phí gấp 3 lần so bón phân, phun thuốc bằng lao động thủ công, phấn khởi là với sản phẩm mới này đã nhận được 2 giải khuyến khích từ Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh An Giang năm 2011 và của Công ty Bình Điền tại Hội chợ Nông nghiệp tổ chức tại thành phố Cần Thơ năm 2011, anh còn nhận được phù điêu tượng trưng “Nông dân tiêu biểu sáng tạo Quốc Gia”.

Qua 8 năm không ngừng mài mò anh đã sáng chế được 4 máy, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân sử dụng thay thế từ 3 - 50 lao động thủ công khi sử dụng máy, thiết bị; Bón phân, gieo hạt đồng đều, chính xác; tiết kiệm được giống, phân bón trên 10%; giảm thất thoát từ 20% - 30%.... tùy loại máy, thiết bị và còn sử dụng được trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt mưa bão, vì vậy đã được nông dân các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Cần Thơ, Campuchia.... tìm đến mua.


Say mê trước những sáng tạo luôn thành công, là niềm vui lớn nhất của người nông dân, góp phần thực hiện chủ trương đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, giúp ích thiết thực cho nông dân sản xuất có hiệu quả, tăng lợi nhuận cao nhất, đồng nghĩa với thực hiện tốt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, do vậy không dừng ở đây, hiện nay anh Dũng đang nghiên cứu, đăng ký dự thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật năm 2015 với 2 sản phẩm mới “ Máy bắt rầy xanh cho cây đậu bắp Nhật” và “Máy tưới tự động cho cây màu 3 trong 1” vừa tưới nước vừa bón phân.


Ông Huỳnh Minh Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Phú. Cho biết, huyện Châu Phú là địa bàn đã có 11 nông dân sáng tạo khoa học kỹ thuật, nhiều nhất tỉnh An Giang, trong đó tập trung máy, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như máy đánh rảnh, máy đảo lúa, máy phát điện mini, máy tưới nước cho ruộng rẫy trồng màu, máy gieo hạt, hệ thống vải và đùa lúa trong lò sấy ..... tiêu biểu có nông dân Nguyễn Văn Dũng (xã Bình Mỹ), Nguyễn Hoàn Phong (xã Bình Long) Nguyễn Văn Đậu, Nguyễn Phước Quang (Thạnh Mỹ Tây)...... Huyện đẩy mạnh tuyên truyền phát động phong trào sáng tạo khoa học kỹ thuật phục vụ thiết thực cho bà con nông dân. Hiện huyện đang chuẩn bị đến tháng 1/2015 chính thức ra mắt “Câu lạc bộ Nông dân sáng kiến kỹ thuật” đầu tiên của tỉnh An Giang, tạo điều kiện cho nông dân gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm sáng tạo và còn giới thiệu máy, thiết bị cho sản xuất./.

 

Thu Trang