Theo Chương trình hành động, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu Chiến lược nêu ra là: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn (SXSH) trong cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp; Hoàn thiện, bổ sung hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật thúc đẩy SXSH trong công nghiệp; Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý, cơ sở sản xuất công nghiệp trong việc áp dụng SXSH; Huy động nguồn lực phát triển SXSH.
Ủy ban nhân dân thành phố cũng phân công nhiệm vụ và những công việc cần triển khai cho các sở, ban ngành. Theo đó, Sở Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các ngành thẩm định công nghệ đối với dự án đầu tư mới đảm bảo tiêu chí về SXSH; xây dựng quy chuẩn địa phương để ngăn chặn hiệu quả việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho công nghệ sạch hơn, thân thiện môi trường phát triển. Đồng thời, Sở cũng có nhiệm vụ phối hợp với các sở, ngành và chuyên gia đầu ngành trong từng lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ sản xuất sạch thay thế công nghệ gây ô nhiễm môi trường; tư vấn, hướng dẫn cho các cơ sở đổi mới công nghệ bằng những công nghệ xanh, sạch, cải tiến công nghệ hiện có để thực hiện SXSH; xây dựng danh mục các đề tài, đề án, dự án về khoa học và công nghệ, ưu tiên triển khai các đề tài, dự án, đề án khoa học công nghệ trong danh mục có nội dung SXSH; …
Ủy ban nhân dân thành phố cũng yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện nâng cao vai trò quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; các cơ sở công nghiệp nhận thức đầy đủ việc áp dụng thực hiện SXSH là hành động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường, chủ động phát huy nội lực, tự nguyện áp dụng để thực hiện SXSH ngay tại đơn vị mình.