Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ sáu, 08/11/2024 | 19:44 GMT+7

Tin hoạt động

Đánh giá SXSH tại Cơ sở sản xuất bún

01/12/2017

Qua quá trình khảo sát, nhóm tư vấn đã xác định trọng tâm đánh giá SXSH là cả dây chuyền sản xuất bún. Kết quả đánh giá SXSH đã xác định các dòng thải như: Thất thoát gạo ra sàn, nước sử dụng cho vo gạo giữa các mẻ không đồng đều, lãng phí nước trong quá trình rửa sàn, thất thoát bột gạo ra sàn, bún rơi trên sàn xả vào mương thoát nước mà không thu gom riêng.
 
Nhóm tư vấn đã phân tích các nguyên nhân gây ra dòng thải và đề xuất 15 cơ hội cải tiến nhằm giảm lãng phí trong các dòng thải.
 
 

 

QUY TRÌNH

PHÁT HIỆN

 

GẠO NGUYÊN LIỆU

 

1

VO GẠO

 

 

 

1.1. Thất thoát gạo ra sàn do thao tác của nhân viên vớt gạo từ cối vo gạo sang thùng ngâm gạo. Ước lượng gạo thất thoát khoảng 0,1% (2kg/ngày).

 

 

1.2. Nước vo gạo không tái sử dụng, thải trực tiếp ra sàn và thải bỏ ra môi trường.

 

 

1.3. Nước sử dụng cho vo gạo giữa các mẻ là khác nhau do vo gạo trực tiếp dưới vòi nước;

Lượng nước vo gạo: 9,6 m3/ngày;

 

2

XAY BỘT

Không có phát hiện nào lãng phí tài nguyên

3

NGÂM BỘT

 

 

 

3.1. Sử dụng nhiều thùng ủ nhỏ, tốn diện tích sử dụng (75 thùng, 80 lít/thùng); Tốn lượng nước rửa sàn do diện tích sử dụng lớn.

Lượng nước sử dụng: 320l/phút*30’ = 9,6 m3/ngày

 

 

3.2. Tách nước ra khỏi bột gây thất thoát bột; Hiện tại cơ sở đang dùng chậu tách nước ra khỏi bột gây xáo trộn bột phía dưới, lượng nước này đổ ra mương thoát gấy thất thoát bột. (theo chủ cơ sở ước 5kg bột/ngày)

4

ÉP BỘT

 

 

 

4.1. Bột từ thùng ngâm đổ vào túi ép gây thất thoát bột chảy ra sàn;

Lượng bột thất thoát do chảy ra ngoài khi thao tác và dính trong túi vải khoảng 0,1%, khoảng 2kg/ngày

5

VÀO KHUÔN - ÉP SỢI

 

6

LUỘC

 

 

 

6.1 Máng luộc gắn chung với làm nguội về phía cuối máng làm giảm nhiệt độ máng luộc

 

7

LÀM NGUỘI

 

 

 

7.1.  Nước từ vòi không tập trung vào dòng bún, giảm hiệu quả làm nguội, tốn nước, tăng lượng nước thải ra môi trường; Lượng nước chảy tràn khoảng 2l/phút; Lượng nước thất thoát: 720 lít/ngày.

 

 

 

7.2.  Nước làm nguội chảy tràn ra ngoài nhiều

Ước lượng nước tràn: 6l/phút

Thời gian sản xuất 1 ngày 6 giờ

Lượng nước thất thoát: 2,16 m3/ngày

8

BAO GÓI

Không phát hiện

9

QUẢN LÝ NHÀ XƯỞNG

 

 

 

9.1. Nước rửa sàn không gắn vòi nên không kiểm soát được lượng sử dụng.

Nước rửa sàn: 9,6m3

 

 

9.2.  Sử dụng nhiều nước cho giặt túi ép bột bằng vòi không khóa;

Số lượng túi giặt 75 túi;

Thời gian giặt: 10 giây/túi;

Tổng thời gian hàng ngày 12,5 phút;

Lượng nước sử dụng: 320lít*12,5 = 4 m3/ngày.

 

 

 

 

9.3. Bún rơi trên sàn xả vào mương thoát nước mà không thu gom riêng;

 

 

 

9.4. Bún rơi xuống sàn tại vị trí vớt bún và rổ chứa bún

10

THIẾT BỊ PHỤ TRỢ (NỒI HƠI)

 

 

 

10.1. Đã tận dụng nhiệt tại miệng lò nấu nước uống; Tuy nhiên chưa khai thác hết hiệu quả.

10.2.  Nước cấp cho nồi hơi là nước giếng;

 

 
Qua quá trình khảo sát đánh giá nhanh SXSH tại Công ty nhóm chuyên gia SXSH đã đề xuất 9 giải pháp với tổng đầu tư dự kiến 71 triệu đồng, giảm tổn thất nước, gạo và bột trong quá trình sản xuất, cụ thể:
Tổng lượng nước tiết kiệm được khi thực hiện các giải pháp đề xuất: 17,88m3/ngày*30 ngày*12 tháng = 6.436,8 m3/năm.
Lượng gạo tiết kiệm: 2kg/ngày*30 ngày*12 tháng = 720kg/năm;
Lượng bột tiết kiệm: 7kg/ngày*30 ngày*12 tháng = 2.520kg/năm.
9 giải pháp trên mang lại lợi ích dự kiến 49,6 triệu đồng với thời gian hoàn vốn: 1,45 năm. 
Kết quả đánh giá SXSH của các chuyên gia tư vấn thuộc Trung tâm khuyến công & Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cho thấy tiềm năng áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất bún, SXSH giúp chỉ ra các tổn thất và các cơ hội giảm lãng phí cho các cơ sở sản xuất.
 
Một số hình ảnh sản xuất bún tại cơ sở sản xuất bún Nguyễn Văn Hải
 
Vo gạo
 
Ủ bột ép nước
 
 
 
Công đoạn làm nguội
 
Sử dụng nước tại Công ty
 
Văn phòng CPSI