Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ sáu, 08/11/2024 | 18:47 GMT+7

Tin hoạt động

Hội thảo tài chính bền vững về khí hậu và năng lượng

03/04/2018

Đây là một trong những thông tin được đưa ra tại Hội thảo "Tài chính bền vững về Khí hậu và Năng lượng" do WWF-Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng 29/3 tại Hà Nội.
 
Hiệu quả sử dụng điện năng chưa tối ưu
 
Đánh giá một số chỉ tiêu kinh tế - năng lượng của Việt Nam hiện nay cho thấy, trong giai đoạn 2011 – 2015, cường độ năng lượng sử dụng của Việt Nam năm 2015 là 410,8 kg OE/ 1.000USD, mặc dù đã giảm đáng kể so với năm 2011 song đây vẫn là một con số khá cao so với các nước trong khu vực.
 
Cụ thể, cường độ điện năng của Việt Nam cao hơn Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và gần gấp đôi chỉ số cường độ điện năng của thế giới.  Điều này cho thấy, hiệu quả sử dụng năng lượng của Việt Nam chưa tối ưu.
 
Ngoài ra, nếu tính theo cơ cấu ngành tiêu thụ điện năng, ngành công nghiệp chiếm 47,3%, sau đó là giao thông vận tải với 29,6% và xếp thứ 3 là dân dụng với 15,1%.
 
Cùng với quá trình tăng trưởng, nhu cầu tiêu thụ điện năng, cụ thể là nhu cầu năng lượng tăng khoảng 10% trong giai đoạn 2001-2010, nhu cầu về điện tăng 13%/năm trong giai đoạn 2001-2010 và khoảng 11% trong giai đoạn 2011-2015.
 
Hiện nay, phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng chiếm khoảng 63% tổng phát thải khí nhà kính của Việt Nam năm 2010 và sẽ chiếm khoảng 83% và 86% vào năm 2020 và 2030.
 
Trong tương lai, các nguồn năng lượng sơ cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế. Do đó, Việt Nam đã bắt đầu nhập khẩu than cho phát điện và sẽ nhập khẩu LPG từ năm 2023. Thực tế này đòi hỏi phải có sự chuyển dịch và xu hướng chung của thế giới đó là chuyển dịch nền kinh tế phát triển carbon thấp.
 
Nâng cao hiệu suất năng lượng
 
Trước đó, liên quan đến thoả thuận Paris năm 2016, 180 quốc gia trên thế giới đã đưa ra cam kết cụ thể về cắt giảm phát thải nhà kính, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu. Trong đó, Việt Nam ký kết thoả thuận, đặt mục tiêu cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kinh vào năm 2030 và 25% nếu có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
 
Nhìn nhận được những thách thức đang đặt ra, ông Trịnh Quốc Vũ – Vụ Tiết kiệm Năng lượng & Phát triển Bền vững, Bộ Công thương cho biết: “Bên cạnh việc hoàn thiện khung pháp lý về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì cần phải nâng cao hiệu suất năng lượng ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời nâng cao năng lực quản lý năng lượng trong công nghiệp và xây dựng”.
 
Được biết, theo quyết định số 1393/QD-TTg ngày 25/9/2012 về chiến lược tăng trưởng xanh trong giai đoạn 2011-2020, Việt Nam cần giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ 8-10% so với mức năm 2010, giảm cường độ năng lượng khoảng 1-1,5% hàng năm, giảm phát thải khí nhà kính từ các hoạt động năng lượng khoảng 10%- 20% so với kịch bản thông thường. 
 
Nguồn: enternews.vn