Hội nghị Liên hợp quốc về Phát triển
Bền vững (Rio+20) gần đây đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc
chuyển giao các công nghệ thân thiện với môi trường (ESTs) tới các nước
đang phát triển, 20 năm sau khi Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên đặt vấn
đề này ở vị trí nổi bật.
Nó cũng yêu cầu các cơ quan LHQ để xác định các lựa chọn cho một "cơ
chế tạo điều kiện thuận lợi” nhằm thúc đẩy sự phát triển, chuyển giao
và phổ biến ESTs. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc dự kiến sẽ đưa ra các
khuyến nghị về cơ chế tạo điều kiện thuận lợi tại kỳ họp sắp tới của
Đại hội đồng LHQ, bắt đầu vào tháng 9/2012.
Kết quả này không dễ đạt được. Trong các cuộc thảo luận về cách tốt
nhất để khuyến khích việc chuyển giao quốc tế của ESTs, có rất nhiều
khác biệt thường xuyên, chí ít là vì đã có những thay đổi đáng kể trong
công nghệ toàn cầu và môi trường đổi mới trong những năm gần đây.
Những thay đổi này cần được đánh giá một cách đầy đủ nếu tiến trình
được thực hiện dựa trên cơ chế tạo điều kiện thuận lợi được hình dung
trong kết quả của hội nghị Rio+20.
Con đường đi đến sự đồng thuận
Thúc đẩy chuyển giao ESTs, đặc biệt là cho các nước đang phát triển, là
mối quan tâm chính tại Hội nghị Thượng đỉnh Rio 1992. Chương 34 của
Chương trình Nghị sự 21, kế hoạch chi tiết cho phát triển bền vững,
hoàn toàn dành cho vấn đề này.
Trong thời gian chuẩn bị cho hội nghị Rio+20, các nước đang phát triển
đã tìm cách để tái khẳng định sự nổi bật của chuyển giao công nghệ và
kêu gọi tạo ra một cơ chế cụ thể để thúc đẩy điều này. Nhóm G77 các
nước đang phát triển và Trung Quốc gợi ý một "cơ chế quốc tế" nhằm
"thực hiện các hành động cụ thể tập trung vào việc thu hẹp khoảng cách
công nghệ giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển". Họ
cũng nhấn mạnh nhu cầu xem xét tác động của quyền sở hữu trí tuệ (IPR)
trong bối cảnh thúc đẩy tiếp cận ESTs nhiều hơn [1]
Các nước công nghiệp nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác, đổi mới và
các môi trường “thuận lợi” nhằm phát triển và quảng bá các công nghệ,
đặc biệt là thông qua các thị trường. Nhưng các nước này phản đối bất
kỳ tham chiếu nào từ IPR trong bối cảnh tiếp cận ESTs.
Trước hội nghị thượng đỉnh, chủ tịch Hiệp hội Sở hữu Tài sản Trí tuệ
(IPO) đã gửi thư cho các quan chức Mỹ, nói rằng "bất kỳ tham chiếu nào
từ chuyển giao công nghệ cần có đủ điều kiện rõ ràng và chỉ bao gồm
chuyển giao IP tự nguyện trên các điều khoản đã thỏa thuận chung". [2]
Với một số thành công, văn kiện kết quả hội nghị Rio+20 cố gắng dung
hòa các quan điểm khác nhau. Văn kiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của
chuyển giao công nghệ tới các nước đang phát triển, nhưng ngừng viện
dẫn Chương trình nghị sự 21 trong bối cảnh này, và các gợi mở đơn giản
về cung cấp các chuyển giao công nghệ và IPR được thỏa thuận trong Kế
hoạch Hành động Johannesburg 2002, một sự chuẩn bị cho Hội nghị Thượng
đỉnh về Trái đất. [3]
Văn kiện này cũng tạo ra nhiều tài liệu tham khảo về đổi mới và hợp
tác, và tuyên bố rằng chuyển giao công nghệ đến một nước đang phát
triển tiếp tục được coi là "thỏa thuận đa phương".
Bước tiếp theo: cơ chế tạo điều kiện
Văn kiện kết quả hội nghị Rio+20 yêu cầu các cơ quan LHQ có liên quan
xác định các lựa chọn của một cơ chế tạo điều kiện nhằm thúc đẩy chuyển
giao công nghệ bằng cách đánh giá các nhu cầu công nghệ của các nước
đang phát triển, các lựa chọn nhằm giải quyết những nhu cầu này và các
yêu cầu về xây dựng năng lực.
Cơ chế tạo điều liện có thể là một bước tiến quan trọng - các cam kết
chuyển giao công nghệ trước đây có xu hướng thiếu hoạt động theo dõi cụ
thể để các cam kết này có thể vận hành. Nhưng cơ chế này cần tính đến
những thay đổi quan trọng trong bối cảnh công nghệ và đổi mới toàn cầu
trong vòng 2 thập kỷ qua.
Vậy những thay đổi này là gì? Đầu tiên, vị trí địa lý của sự đổi mới
đang thay đổi. Các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ
đang đóng vai trò nổi bật trong nền kinh tế toàn cầu. Các công ty Trung
Quốc và Ấn Độ đã dẫn đầu thế giới về năng lượng gió và mặt trời. Các
nhu cầu công nghệ của những nước này và những quốc gia đang phát triển
nghèo nhất rất khác nhau.
Thứ hai, các phương pháp tiếp cận chuyển giao công nghệ tới các quốc
gia đang phát triển đã phát triển như là kết quả của kinh nghiệm thu
được trong những năm gần đây. Tập trung vốn có chỉ vào việc tiếp cận
đang nhường chỗ cho một hiện thực đang ngày càng phát triển rằng: để
thành công, hoạt động chuyển giao công nghệ cần ăn sâu vào năng lực của
các bên tiếp nhận nhằm phổ biến và sử dụng các công nghệ trong câu hỏi
lần lượt hình thành từ hệ thống đổi mới của một nước.[4]
Do đó, việc tăng cường năng lực đổi mới và tiếp thu các công nghệ là
các thành phần chủ chốt trong hoạt động chuyển giao công nghệ.
Thúc đẩy quan hệ đối tác và tăng cường hợp tác công nghệ, nghiên cứu
& phát triển là các nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển
giao công nghệ. Nguồn tài chính sẵn có, hiện chưa chắc chắn cũng là yếu
tố cần thiết.
Các kết quả chuyển giao
Cơ chế Công nghệ được thỏa thuận bởi Công ước Khung của LHQ về Biến đổi
Khí hậu (UNFCCC) năm 2010 đã lãnh trách nhiệm về một số cân nhắc và có
thể là tài liệu tham khảo nhằm giúp hình thành nên cơ chế tạo điều
kiện. Cụ thể là, công ước này đặt đổi mới ở vị trí trung tâm của mình
và tìm kiếm nhằm thúc đẩy hợp tác và các mối quan hệ đối tác nghiên cứu
& phát triển lớn hơn.
Ở giai đoạn này, yếu tố quan trọng nhất là bảo đảm rằng sự tiếp tục của
hội nghị Rio+20 mang lại một kết quả đầy tham vọng, đứng vững trước
những thách thức của việc đạt được sự truyền bá ESTs ở quy mô lớn – và
tránh được số phận bị trôi vào một thực tế quan liêu không mang lại kết
quả.
Ahmed Abdel-Latif là giám đốc cao cấp của chương trình đổi mới, công
nghệ và tài sản trí tuệ tại Trung tâm Thương mại và Phát triển Bền Vững
Quốc tế (ICTSD) có trụ sở tại Geneva. Bạn có thể liên hệ với Ahmed theo
địa chỉ