Doanh nghiệp Hải Sơn có công suất tối đa 3,5 tấn bánh/ngày. Các nguyên liệu để sản xuất bánh pía là bột mì, đậu xanh, sầu riêng, lòng đỏ trứng vịt muối, mỡ heo, mứt bí, đường, dầu ăn, nước. Công ty sử dụng nhiên liệu, năng lượng chính là gas, điện. Chất thải phát sinh gồm chất thải rắn (thịt, da heo), vỏ hột sầu riêng, nước thải. Quy trình sản xuất của công ty gồm các công đoạn như sau:
- Tạo da bánh, tạo nhân bánh
- Định hình nhân bánh, da bánh
- In mộc
- Nướng
- Làm nguội
- Đóng gói
Trong 6 công đoạn trên, công đoạn tạo nhân bánh là công đoạn phát sinh chất thải chủ yếu, cụ thể nước thải phát sinh từ khâu ngâm và rửa nguyên liệu đậu. Khâu sơ chế mỡ heo có phát sinh chất thải nhưng rất ít. Khâu tách thịt sầu riêng được thực hiện thủ công, việc đảm bảo năng suất lao động và vệ sinh sạch sẽ rất quan trọng. Vỏ và hạt sầu riêng hiện đang được tập trung ở các bãi chứa gây ô nhiễm môi trường, tốn thêm chi phí thuê xử lý, đổ bỏ. Mỗi năm lượng rác thải từ vỏ sầu riêng tại doanh nghiệp khoảng 260 tấn, chi phí thuê đổ mỗi tấn 400.000 đồng.
Qua thực hiện cân bằng vật liệu cho thấy để sản xuất được 1 tấn sản phẩm bánh pía, doanh nghiệp thải ra môi trường 50kg mỡ, 400kg vỏ và hạt sầu riêng, 3,72 m3 nước thải. Ngoại trừ nước thải, các chất thải còn đều có giá trị sử dụng cao, cần được tận thu. Ngoài các nguyên liệu như bột, đường, trứng, dầu ăn, đậu xanh..., để sản xuất được 1 tấn sản phẩm bánh pía cần có 103 kWh điện, 57 kg gas và 3,83m3 nước.
Dưới đây là bảng đánh giá hiệu quả sử dụng nước, gas, điện:
Bên cạnh việc sử dụng điện, gas, nước chưa hiệu quả, thì mỗi năm doanh nghiệp tốn 104 triệu đồng chi phí thuê xử lý vỏ sầu riêng. Chuyên gia đánh giá đề xuất đầu tư thiết bị xử lý vỏ sầu riêng làm chất đốt, cung cấp nhiệt cho khâu hấp, khuấy đậu hoặc bán lại làm chất đốt cho lò hơi. Ngoài ra, để giúp việc bố trí, sắp xếp các vật dụng, trang thiết bị trong nhà xưởng, khu vực tách lấy thịt sầu riêng ngăn nắp, gọn gàng hơn, doanh nghiệp có thể xem xét áp dụng biện pháp quản lý nội vi 5S.
Trần Trang