Cà Mau triển khai Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024
Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau vừa ký ban hành Kế hoạch số 174/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024. Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về sản xuất và tiêu dùng bền vững, huy động sự tham gia, đóng góp của mọi thành phần trong xã hội, phát huy vai trò của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tạo điều kiện để các chủ thể sản xuất các sản phẩm OCOP phát triển ốn định, bền vững, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và nâng sức cạnh tranh trên thị trường.
Mục tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2024 là phấn đấu 65% các doanh nghiệp, cơ sở trong khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững. 55% các siêu thị, trung tâm thương mại không sử dụng túi nilon khó phân hủy; chuyển đổi sử dụng các sản phấm bao bì thân thiện với môi trường thay thế dần cho các sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy.
Tổ chức hoặc lồng ghép tổ chức ít nhất 02 cuộc tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững. Phổ biến, nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, các mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Xây dựng, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bền vững; khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, tổ chức và cá nhân về sản xuất và tiêu dùng bền vững, nhất là sản xuất, phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững; sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường; tiêu dùng thông thái. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào trong nuôi trồng và sản xuất cho các cấp, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh.
Tuyên truyền sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần cho các sản phâm bao bì nhựa dùng một lân, khó phân hủy tại siêu thị, trung tâm thương mại. Xây dựng tài liệu hướng dẫn giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng chất thải; sử dụng các nguyên vật liệu, sản phẩm, bao bì thân thiện môi trường; tổ chức phổ biến hướng dẫn và nhân rộng các mô hình, thực hành tốt về phân phối xanh, bền vững.
Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển mạng lưới liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phấm; phố biến và nhân rộng các mô hình đối mới sinh thái trong các ngành chế biến thực phẩm, nước giải khát, bao bì và các ngành kinh tế khác; hướng dẫn kỹ thuật về quản lý tốt vòng đời sản phẩm, các sản phẩm hóa chất theo các cam kết và thông lệ quốc tế; tạo điều kiện để các chủ thể sản xuất các sản phẩm OCOP phát triển ốn định, bền vững, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và nâng sức cạnh tranh trên thị trường.
Hỗ trợ xây dựng, áp dụng phổ biến và nhân rộng các mô hình về giảm thiểu, thu hồi, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải; các mô hình kinh tế tuần hoàn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Hỗ trợ kỹ thuật đánh giá sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực công thương, cơ sở công nghiệp nông thôn. Xây dựng, ứng dụng, phổ biến công cụ hỗ trợ trong quản lý để áp dụng sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp sản xuất và phân phối.
Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các hoạt động xuất nhập khẩu xây dựng các tài liệu hướng dẫn doanh nghiệp theo các cam kết quốc tế. Hỗ trợ cung cấp thông tin, hướng dẫn, phổ biến cho người tiêu dùng về các sản phẩm hữu cơ, sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện môi trường.
Sở Công Thương: Chủ trì, phối họp các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị, tổ chức liên quan triển khai hiệu quả công tác chống rác thải nhựa trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sinh học sạch, thân thiện môi trường trong các hoạt động phân phối, vận chuyến hàng hóa.
Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối họp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền, yêu cầu phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải, phế liệu cho người dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và hội viên của các đoàn thể. Xây dựng mô hình phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải phù họp với điều kiện địa phương để rút kinh nghiệm trước khi phố biến, nhân rộng. Hướng dẫn, khuyến cáo các hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, đặc biệt là sử dụng hầm ủ biogas đế thu gom, tái sử dụng bùn thải phát sinh từ quá trình nuôi tôm..
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Xây dựng và tổ chức thực hiện các mô hình mới, giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững. Triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm ổn định, đồng thời rà soát đề xuất những chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0 phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Hỗ trợ xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn, bền vững.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Xây dựng mô hình về du lịch bền vững, lồng ghép quảng bá và giới thiệu các sản phấm truyền thống, thân thiện môi trường, phấn đấu đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng. Xây dựng mô hình về lối sống bền vững, hướng dẫn thực hành tốt về lối sống bền vững,
Hiệp hội ngành nghề, Hội bảo vệ nguời tiêu dùng, Liên minh Hợp tác xã, các tô chức đoàn thê chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh, cộng đồng và cá nhân chủ động đề xuất, phối hợp với các sở, ngành thực hiện các chương trình truyên thông nâng cao nhận thức vê sản xuât và tiêu dùng bền vững, hỗ trợ thưc hiện các hành động sản xuât và tiêu dùng bền vững phù hợp lĩnh vực hoạt động và nhiệm vụ được giao.
Khánh An