Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ sáu, 22/11/2024 | 13:13 GMT+7

Tin hoạt động

Chính Phủ ban hành lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030

06/06/2019

Ngày 4/6/2019, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Quyết định số 681/QĐ-TTg về việc ban hành lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030. Đây là hoạt động nhằm triển khai  Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Theo đó, lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030  bao gồm 17 mục tiêu chính. Tương ứng với mỗi mục tiêu có sự phân công chi tiết cơ quan chủ trì, lộ trình thực hiện và các mục tiêu phải đạt.
17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp quốc
Bộ Công Thương được giao thực hiện CÁC mục tiêu bao gồm:
Mục tiêu 7.1: 
Đến năm 2020, cơ bản 100% hộ gia đình được tiếp cận với điện; đến năm 2025 đạt 100%; đến năm 2030 đảm bảo tiếp cận toàn dân đối với các dịch vụ năng lượng trong khả năng chi trả, đáng tin cậy và hiện đại.
Mục tiêu 7.2 : 
Đến năm 2030, tăng đáng kể tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của quốc gia, cụ thể đạt 31% vào năm 2020 và đạt 32,3% vào năm 2030
Mục tiêu 7.3: 
Đến năm 2030, tăng gấp đôi tốc độ cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng; giảm tiêu thụ điện 10% so với kịch bản cơ sở. Cụ thể, mức tiêu hao năng lượng so vơi GDP duy trì mức giảm từ  1-1.5% hàng năm.
Mục tiêu 7.4:
 Đến năm 2030, mở rộng cơ sở hạ tầng và nâng cấp công nghệ để cung cấp dịch vụ năng lượng hiện đại và bền vững cho tất cả mọi người, đặc biệt cho các vùng kém phát triển, vùng sâu, vùng xa, vùng núi và hải đảo. Cụ thể, nâng công suất lắp đặt và sản lượng điện tái tạo: Điện mặt trơi (12.000 MW năm 2030); Điện gió  (6.000MƯ năm 2030); Năng lượng sinh khối (2.1% năm 2030); Thủy điện (27.800MW năm 2030). 
Mục tiêu 9.2: 
Đến năm 2030, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững; nâng cấp kết cấu hạ tầng và các ngành công nghiệp hỗ trợ hướng tới sự bền vững, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực và áp dụng công nghệ, quy trình sản xuất sạch và thân thiện với môi trường; tăng đáng kể tỷ lệ việc làm và tổng sản phẩm quốc nội của ngành công nghiệp
Mục tiêu 9.3b: 
Hỗ trợ tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị; Nâng cao khả năng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng trong chuỗi giá trị.
Mục tiêu 12.3b: 
Đến năm 2030, giảm một nửa chất thải lương thực tính theo đầu người và giảm tổn thất lương thực trong chuỗi sản suất và cung ứng, bao gồm cả những tổn thất sau thu hoạch.
Mục tiêu 17.2: 
Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng trong xuất khẩu. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên 10%/năm.

Vụ TKNL&PTBV