Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ sáu, 08/11/2024 | 14:09 GMT+7

Sản xuất bền vững

Ngành cơ khí: Thành công nhờ làm chủ công nghệ

26/07/2018

Với mục tiêu phát triển ngành cơ khí đến năm 2035 ứng dụng công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, các doanh nghiệp (DN) cơ khí nước ta cần chủ động hơn trong vấn đề tái cơ cấu sản xuất, tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị DN, tìm mọi cách giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất, chất lượng; mở rộng thị trường, chủ động tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; kết nối và liên kết các DN cùng ngành nghề…
Ngành cơ khi đẩy thúc đẩy làm chủ công nghệ

Trong thời gian gần đây, nhờ những nỗ lực làm chủ công nghệ, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, tiếp thu thành tựu từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành cơ khí nước ta đã dần nội địa hóa các sản phẩm cơ khí, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất.
 
Đối với các thiết bị toàn bộ: Ngành đang dần đầu tư có trọng điểm thiết bị và công nghệ cao CAD/CAM (Computer Aided Design/Computer Aided Manufacturing – Thiết kế/Chế tạo với sự trợ giúp của máy tính) vào các khâu cơ bản, như đúc, rèn, tạo phôi lớn để đồng bộ về thiết bị và công nghệ đáp ứng yêu cầu chế tạo chi tiết, cụm chi tiết lớn, phức tạp; sản xuất thiết bị có độ phức tạp cao để thay thế sản phẩm nhập khẩu và từng bước xuất khẩu.
 
Đối với máy động lực: Ngành cơ khí tích cực hỗ trợ đầu tư có chiều sâu, hiện đại hoá thiết bị và công nghệ CIM; đồng thời khuyến khích áp dụng công nghệ tạo phôi, sơn tĩnh điện, dây chuyền lắp ráp tự động để nâng cao năng suất, chất lượng cho các cơ sở sản xuất máy kéo và máy nông nghiệp. Các trung tâm nghiên cứu cơ khí hiện đang thiết kế chế tạo các mẫu máy hiện đại ứng dụng công nghệ  PLC, CNC, NC và các thiết bị gia công đặc biệt.
 
Đối với cơ khí ôtô và cơ khí giao thông vận tải: Việc phát triển ngành công nghiệp ôtô trên cơ sở tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới CNC, CAD/CAM, thấm than hiện đại, kết hợp với khai thác đang từng bước nâng tầm vị thế của các sản phẩm cơ khí Việt Nam trên trường quốc tế. Đối với lĩnh vực sản xuất tàu thủy, các công nghệ PLC, CNC, NC, CAD/CAM đang dần đáp ứng nhu cầu đổi mới cơ cấu đội tàu hoạt động của khu vực Việt Nam, một phần trong nước và nước ngoài. 
 
Thông qua việc làm chủ công nghệ, ngành cơ khí đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Đánh giá về những điểm sáng trong hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) lĩnh vực cơ khí, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho biết, hàng trăm chủng loại sản phẩm cơ khí chế tạo xuất phát từ kết quả của hoạt động nghiên cứu KH&CN đã được thiết kế, chế tạo thành công với giá thành cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu sản xuất, góp phần tăng tỷ lệ nội địa hóa thiết bị, giảm nhập khẩu. Một số đơn vị đã có đủ năng lực làm tổng thầu các công trình lớn hàng tỷ USD; một số sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn chất lượng tương đương với sản phẩm nhập khẩu, đủ điều kiện xuất khẩu cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài như hệ thống thiết bị lọc bụi tĩnh điện cho nhà máy nhiệt điện công suất 600 MW hay ở lĩnh vực bị cơ khí thủy công, đến nay, đã thực hiện trên 20 dự án thủy điện công suất lớn.
 
Bên cạnh đó, đối với chuyên ngành cơ khí giao thông, đã hình thành chuỗi giá trị sản xuất các linh kiện, chi tiết thiết bị hỗ trợ, lắp ráp được các loại xe buýt đến 80 chỗ chất lượng cao với tỷ lệ nội địa hóa đến 40%; mở rộng chế tạo ôtô tải nặng và xe chuyên dụng đáp ứng yêu cầu của sản xuất, phương tiện có chất lượng tương đương với các nước trong khu vực ASEAN. Trong chuyên ngành cơ khí nông nghiệp, đã tạo được nhóm sản phẩm thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất chế biến phục vụ nông nghiệp như dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến tinh bột sắn, thiết kế chế tạo bơm chìm với công nghệ cao, bơm có công suất lớn đến 36.000 m3/h thay thế nhập khẩu…

 
Văn phòng SXSH và SXTDBV tổng hợp