Ngày 07/05/2024
Đồng Nai ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2022 – 2030  -  Sắp diễn ra Giải chạy “Race for Green Life - Lối sống xanh cho một tương lai bền vững”  -  Ngành Công Thương triển khai đồng bộ giải pháp hiện thực hóa cam kết tại COP 26  -  Ba ưu tiên tài trợ chống biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á  -  Cải thiện nồi hơi giúp giảm gần 1,3 tỷ đồng chi phí nhiên liệu năm tại Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi  

Tiêu dùng bền vững

Tiêu dùng sạch sẽ thúc đẩy sản xuất sạch

10:09 - 31/07/2023
Sản xuất và tiêu dùng bền vững hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng của các quốc gia, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt.
Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030. Các địa phương đang nỗ lực ra sao để hướng tới mục tiêu này? 
Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, ông Đỗ Văn Sáng - Trung tâm Khuyến công và Phát triển công nghiệp, Sở Công Thương Hà Nội chia sẻ 3 trong số rất nhiều cái được của Thủ đô sau khi triển khai thực hiện:
"Đến nay đã có 85% các DN trong các khu - cụm công nghiệp và 60% các DN tại các làng nghề được hướng dẫn áp dụng SX sạch hơn và tiêu dùng bền vững. Chúng tôi cũng đã tạo được chuyển biến tích cực về nhận thức trong cộng đồng về hành động SX, tiêu dùng bền vững".
Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030. Để đạt được mục tiêu của chương trình, đã có 16 nhóm nhiệm vụ, giải pháp được đưa ra. Về các công việc cụ thể, ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương cho biết:
"Hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình; xây dựng các định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong các ngành sản xuất; xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về thiết kế các sản phẩm theo hướng bền vững và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn; xây dựng các mô hình và hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và tiêu dùng bền vững; triển khai thực hiện các giải pháp để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn; phổ biến, nâng cao năng lực về sản xuất và tiêu dùng bền vững".
Tiêu dùng xanh, sạch đang là xu hướng được lan tỏa mạnh mẽ (Ảnh: Báo Đầu tư)
Theo TS. Đinh Xuân Thiện - Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), Việt Nam hiện đứng thứ 4 thế giới về khối lượng rác thải nhựa. Một số thống kê cho thấy, 50% sản phẩm nhựa được thiết kế, sản xuất phục vụ mục đích sử dụng một lần và thải bỏ. Vì vậy “tiêu dùng sạch hơn” sẽ thúc đẩy sản xuất phải sạch hơn.
"Trách nhiệm đối với cả nhà sản xuất và đối với cả người tiêu dùng. nhà sản xuất thì phải hạn chế và dần thay thế các sản phẩm tiêu dùng nhựa để thay đổi các quy cách đóng gói. Ví dụ - chẳng hạn như là thay vì dùng nhựa đã sử dụng báo giấy. Ví dụ như là Milo thì đã nói là giảm tới 6,7 triệu tấn rác thải nhựa, mang lại tác động rất lớn đối với môi trường", TS. Đinh Xuân Thiện nói.
Cũng theo TS Thiên, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn nhựa, trong đó, chất thải nhựa có nguồn gốc chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng của người dân. Do đó, người tiêu dùng cũng cần nâng cao trách nhiệm của mình trong câu chuyện này:
"Với người tiêu dùng sẽ hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, ví dụ như đi chợ, đi siêu thị thì ưu tiên các sản phẩm trong hộp giấy mua hàng với số lượng lớn, không dùng đồ nhựa đặc biệt nhựa màu đen… Hiện nay trên thị trường chúng ta thấy các sản phẩm hộp trước đây làm bằng nhựa thì đã làm bằng bã mía, hộp nhựa thay bằng hộp giấy v.v. rồi hộp đựng thực phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn, thì những cái này hiện nay đã có trên thị trường".
Theo ông Đỗ Văn Sáng - Trung tâm Khuyến công và Phát triển công nghiệp, Sở Công Thương Hà Nội, nhờ đó việc triển khai các chương trình sản xuất & tiêu dùng bền vững khá thuận lợi. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều khó khăn cần được tháo gỡ từ phía cơ quan quản lý nhà nước:
"Khó khăn về quy định về hướng dẫn, quản lý kinh phí khi xây dựng và phê duyệt dự toán triển khai chương trình. Thứ hai là các đối tượng liên quan đến hoạt động sản xuất tiêu dùng bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội rất đa dạng, tuy nhiên nguồn lực của chúng tôi hiện nay cũng còn hạn chế. Thứ ba là nhiều doanh nghiệp còn nhầm lẫn về hoạt động hỗ trợ kỹ thuật áp dụng sản xuất sạch hơn với các hoạt động thanh kiểm tra về môi trường".
Và để thúc đẩy các sản phẩm, quy trình sản xuất và tiêu dùng bền vững thời gian tới, Bộ Công thương sẽ phối hợp với Bộ Khoa học công nghệ để xây dựng các tiêu chuẩn thúc đẩy cho kinh tế tuần hoàn và các lĩnh vực cụ thể trong sản xuất, tiêu dùng bền vững.